Nhật ký lữ hành, phàn nàn, cảm nhận khi đi du lịch
Hình đại diện của người dùng
ttxtdlbentre
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: 15 Tháng 3 2011 07:29

Điểm đến du lịch huyện Thạnh Phú - Bến Tre

gửi bởi ttxtdlbentre 10 Tháng 6 2011 16:45

Trên bản đồ tỉnh Bến Tre, huyện Thạnh Phú nằm ở cuối cù lao Minh, chân đạp sóng biển Đông (với bờ biển dài 25 km, tính từ Vàm Rỏng đến Khâu Băng), phía tây giáp huyện Mỏ Cày Nam, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, ngăn cách bởi con sông Cổ Chiên, phía bắc giáph huyện Ba Tri, có ranh giới chung con sông Hàm Luông. Là một trong 3 huyện duyên hải của tỉnh Bến Tre, Thạnh Phú được biết đến với những cánh đồng bằng phẳng xen kẽ những giồng cát và những dải rừng ngập mặn ven biển. Huyện Thạnh Phú chưa phát triển mạnh về du lịch như:
Châu Thành, Chợ Lách, nhưng Thạnh Phú cũng có nhiều tiềm năng, lợi thế khởi sắc phát triển du lịch. Hiện nay, Thạnh Phú đang dần dần thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.
Sau khi qua địa phận huyện Mỏ Cày Nam, đến địa bàn Thạnh Phú du khách ghé Đại Điền thăm bia lưu liệm nơi làm lễ xuất quân của Tiểu đoàn 307 “đánh đâu được đấy - oai hùng biết mấy” của bộ đội ta trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
Hình ảnh
Cũng tại xứ này, ai đến thăm cũng không khỏi bỡ ngỡ khi đứng trước ngôi nhà cổ đẹp, bề thế của gia tộc họ Huỳnh. Dẫu trải qua hàng trăm năm với bao cuộc bể dâu, ngôi nhà vẫn còn mang trong nó nét đặc sắc của nhà cổ đồng bằng và cái lộng lẫy của gia chủ một thời sung túc, đó là ngôi nhà cổ Hương Liêm. Nhà được cất theo hình chữ nhật, với 48 cây cột bằng gỗ lim và căm xe quý hiếm, chu vi khoảng 100 m. Tất cả cột, kèo, xiên được đục, kết gắn nhau liền lạc. Hoành phi sơn son thếp vàng với bốn chữ “Hiếu Để Trung Tín”. Thành vọng chạm, lọng, với những họa tiết phong cảnh, vật “tứ linh” thật sống động; mái nhà lợp ngói âm dương, trên mỗi miếng ngói có in hình sinh hoạt dân gian như mục đồng cỡi trâu, con gà, con cua, bó lúa rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của nông dân.
Hình ảnh
Cấu trúc xây dựng nền nhà cũng thật đặc biệt. Nền cao 1 mét, viềng bọc nền là những thớt đá xanh dài khoảng 2-3 mét, được đục và gắn kết với nhau liền mặt bao quanh hết nền nhà. Về công thợ như: thợ chạm, lọng thành vọng, cột nhà, cửa nhà, vách nhà được tính tiền công qua số dăm mộc do thợ thao tác trong ngày. Đong ra cứ bao nhiêu chén dăm thì được trả bấy nhiêu tiền. Số thợ chuyên chạm, lọng ăn tiền rất cao. Về thời gian hoàn thành ngôi nhà, ông Huỳnh Ngọc Chất (cháu năm đời của cụ Hương Liêm, nay đã mất) từng cho biết ngôi nhà xây dựng vào những năm cuối của thế kỷ XIX. Ngày ấy, khi những người thợ đầu tiên đến động thổ, gác đòn dong dựng nhà, chủ gia mời họ ăn cam. Họ ăn những trái cam rồi nhã hột gần đó, hột lên cây và đến khi cây cho trái cam đầu tiên thì ngôi nhà mới hoàn thành. Như vậy, thời gian cất nhà khoảng 7 năm và để xong xuôi hết phần vách, thành vọng ở gian nhà giữa phải trên 10 năm. Với nhà xưa, người ta thường ví von: “Cất nhà ba tháng. Làm cửa ba năm”. Thợ làm nhà này là những người thợ tài hoa từ Bắc di cư vào Nam.
Đến đây, du khách không thể bỏ qua đặc sản truyền thống bánh dừa Giồng Luông nổi tiếng ở Thạnh Phú, một khi du khách đã thưởng thức rồi thì không thể nào quên bởi sự khéo tay của phụ nữ Đại Điền hay bì bún Giồng Luông cũng rất độc đáo.
Hình ảnh
Rời Đại Điền, đến Hòa Lợi du khách tham quan làng nghề truyền thống sản xuất lu chứa nước bằng chất liệu xi-măng, nghề ở đây “Cha truyền con nối” và sản phẩm này cũng được tiêu thụ tại địa phương, một số tỉnh và xuất khẩu sang Campuchia.
Hình ảnh
Trở ra Quốc lộ 57, trên đường đến trung tâm huyện Thạnh Phú, du khách ghé Mỹ Hưng tham quan nghề chằm nón. Nghề này do anh Trần Công Thành ở ấp Thạnh Hưng gầy dựng, bởi Bà ngoại của anh là người Huế, sống bằng nghề chằm nón lá bài thơ, do vậy mà anh gầy dựng nghề chằm nón là lẽ đương nhiên. Vì “không muốn nghề chằm nón bị mai một” là ước nguyện của người thân cũng như của anh, năm 1985 anh Thành đem nghề này truyền lại cho 30 hộ trong xóm. Anh Thành nhận xét bà con ở đây chằm nón rất khéo, có người chằm đẹp hơn thợ chằm nón lá ở Huế. Nón được chằm bằng lá cật phải mua tận Bến Cầu (Tây Ninh), còn vành nón được làm bằng tre của Thạnh Phú. Cứ thế, lá của Tây Ninh, vành của Bến Tre, người chằm nón ở Thạnh Hưng chăm chút, thổi hồn vào từng đường kim mũi chỉ khiến nón lá Mỹ Hưng càng nhìn càng dễ thương. Tham quan nơi đây, du khách sẽ cảm nhận và tận mắt chứng kiến sự khéo tay không chỉ có nữ mà còn có cả nam giới ở đây. Nghề này ít nhiều cũng đã góp phần cho địa phương giảm được tỉ lệ hộ nghèo cũng như giúp được người dân nơi đây có thêm thu nhập trong khoảng thời gian nhàn rỗi. Trên thực tế nón lá cũng là một sản phẩm phục vụ cho khách du lịch. Duy trì được nghề chằm nón cũng là góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của dân tộc ta.
Hình ảnh
Không những tham quan nghề đúc lu, chằm nón, mà du khách còn được hướng dẫn đến xem nghề bó chổi bằng cọng dừa nổi tiếng ở Mỹ An, một nghề “làm chơi mà ăn thiệt”. Tại đây, du khách sẽ tận mắt nhìn thấy sự khéo tay của “siêu sao bó chổi” là em Nguyễn Văn Tốt khoảng 16 – 17 tuổi. Từ 5 giờ 30 phút sáng đến 6 giờ chiều, em Tốt bó được 105 cây chổi, thu nhập 100.000đ/ngày. Ở đây, nhà nào cũng đầy chổi, chổi bó rồi, chổi đang bó…, tiếng quay dây cước vào trục nghe rè rè, tiếng kêu ken két đầy ấn tượng, rồi đến tiếng xe máy chở nguyên vật liệu ra vào, khiến làng chổi càng thêm nhộn nhịp. Người dân nơi đây cho biết: nghề này nhẹ nhàng, làm chơi mà ăn thiệt. Mỗi sản phẩm làm ra là một kỷ niệm thấm đẫm tình người, với biết bao niềm hy vọng tươi sáng của người dân hiền lành, chất phác ở một vùng quê sông nước xứ dừa luôn tin tưởng nghề này không bị mất đi và sản phẩm làm ra có nơi tiêu thụ.
Rời thị trấn Thạnh Phú vài km, du khách sẽ được thư thái hơn và thỏa sức ngắm nhìn những cách đồng lúa xanh mơn mởn xen với mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa hiện nay.
Hình ảnh
Ngoài ra, du khách có thể phiêu lưu mạo hiểm tìm hiểu thêm việc làm đáy hàng khơi của người dân Thạnh Phú tại Vàm Băng Cung – Giao Thạnh
Hình ảnh
Cũng theo Quốc lộ 57, du khách về xã biển Thạnh Hải khám phá sự hoang sơ của bãi biển nơi đây.
Hình ảnh
Hình ảnh
Đến xã biển Thạnh Hải, tại cồn Bửng những năm qua, người dân đã lập đền thờ 02 con cá Ông, mỗi con dài từ 22 đến 24m nặng hàng chục tấn. Tại đây còn lưu lại bộ xương sống của cá Ông. Cũng giống như một số địa phương có biển khác, sự thờ cúng cá Ông tạo ra một lễ hội trong đời sống văn hóa các xã vùng biển. Đây là một tín ngưỡng dân gian hình thành trong quá trình tiến biến văn hóa Việt Chăm diễn ra từ đèo Ngang trở vào. Lễ hội Nghinh Ông là dịp để người dân làm nghề biển thư giãn, lấy lại thăng bằng tâm linh sau những ngày lao động vất vả, đồng thời để tỏ lòng biết ơn đối với một sinh vật “thiêng" ở biển, mà trong tâm thức nhiều ngư dân vẫn chứa đựng một niềm tin về sự giúp đỡ của cá Ông khi gặp tai nạn. Hàng năm, cứ vào ngày lễ hội Nghinh Ông có hàng ngàn lượt du khách đến với cồn Bửng để tham quan. Đây cũng là điều kiện để du khách và học sinh, sinh viên tìm hiểu về động vật có vú sống dưới biển.
Tìm hiểu và khám phá xong tại cồn Bửng, du khách đến xã Thạnh Phong, tại đây lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã ghi lại hai lần bộ đội Miền Nam vượt biển từ xã Thạnh Phong ra miền Bắc xin chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam. Đầu cầu tiếp nhận vũ khí tại xã Thạnh Phong gồm có Vàm Khâu Băng, cồn Bửng (hiện nay thuộc xã Thạnh Hải), cồn Lợi, cồn Lớn, địa điểm di tích này du khách trong và ngoài tỉnh có thể đi bằng đường bộ hoặc đường thủy rất thuận tiện
Hình ảnh
Hình ảnh
Tại vùng đất này, du khách còn khám phá “rừng ngặp mặn Thạnh Phú”, nằm trong quần thể vùng bưng trũng. Đây là phần đất nằm xa sông rạch hoặc xen kẽ giữa các giồng cát ven biển, thường bị ngập nước do lũ hoặc thủy triều chiếm một diện tích khá rộng từ vùng mặn, lợ lên vùng ngọt. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, rừng ngập mặn Thạnh Phú cũng như Bình Đại là căn cứ địa hình của tỉnh, của lực lượng vũ trang tỉnh, miền, là đầu cầu tiếp nhận vũ khí chi viện từ Trung ương cho chiến trường Nam Bộ. Riêng rừng Thạnh Phú giữ vị trí đầu cầu tiếp nhận vũ khí của đường Hồ Chí Minh trên biển trong nhiều năm liền.
Hình ảnh
Điều vô cùng lý thú, nhất là cho những du khách thích phiêu lưu mạo hiểm, nếu du khách nghỉ đêm ở Thạnh Phong vào mùa ba khía hội, thì có thể đi theo những ngư dân lành nghề bắt ba khía trong rừng ngập mặn. Vào những đêm tối, trời yên biển lặng, ba khía ra khỏi hang, chúng bám dày đặc vào thân cây mắm, cây cóc hay bò trên những bãi bùn ven bờ rạch, du khách tha hồ bắt chúng vào giỏ. Hoặc theo người dân, ngồi trên những chiếc ghe nhỏ để len lỏi theo những con rạch nhỏ sâu trong rừng mắm, cóc, đước…và thưởng thức bản hòa tấu của một số loài chim, qua đó mà trải nghiệm thú vị trong một chuyến du lịch về vùng đất biển Thạnh Phú.
Là một trong ba huyện duyên hải của Bến Tre, Thạnh Phú đã tận dụng hết những tiềm năng vốn có để nuôi trồng và khai thác thủy sản như: Tôm, cua, sò, nghêu… Và Thạnh Phú ngày nay đã cũng được nhiều du khách biết đến qua những món hải sản như cua biển (cua gạch điều), tôm, sò huyết, nghêu, ba khía…
Hình ảnh
Thạnh Phú chưa có điều kiện để du khách lưu trú tại đây. Sau khi du khảo điểm đến cuối của chuyến đi, du khách có thể chọn lưu trú qua đêm tại thị trấn Mỏ Cày Nam hay về thành phố Bến Tre. Trên đường về du khách có thể mua đặc sản làm qùa lưu niệm tại các cơ sở cặp hai bên Quốc lộ 57 (dưới dốc cầu Mỏ Cày Nam) hay đoạn dưới dốc cầu hàm Luông phía bờ Mỏ Cày Bắc hoặc du khách mua sắm tại các đại lý ở thành phố Bến Tre./.
TTXTDL Ben Tre
Quay về Câu chuyện du lịch
 


  • Bài Viết Liên Quan
    Trả lời
    Xem
    Bài viết sau cùng

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.1 khách.