Giới thiệu tour và dịch vụ du lịch các địa điểm trong Miền Nam: Phú Quốc, TP. HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ...
Hình đại diện của người dùng
phongvuitour
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: 04 Tháng 11 2017 19:00

Cháo Cá Lóc & Rau Đắng Miền Tây - Ai ăn chưa? ngon tuyệt cú mèo

gửi bởi phongvuitour 04 Tháng 11 2017 21:57

CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG MIỀN TÂY
Quý khách nào đã từng đi du lịch Miền Tây sông nước, chắc hẳn đều đã một lần thưởng thức món cháo cá, đặc biệt là cháo cá lóc đặc trưng. Cá lóc ( cá quả, cá trào ) không còn xa lạ đối với cuộc sống của người dân miền sông nước , luôn có sẵn dưới mương, kênh. Món cháo cá lóc ăn kèm rau đắng đất tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của món ăn dân dã này.

Cách chế biến món Cháo Cá Lóc cực kỳ đơn giản, các bạn có thể làm tại nhà.

1. Các bạn chuẩn bị các nguyên liệu như sau nhé:
:rau: :rau:
- 1,2 con cá lóc khoảng 700g ( dành cho 4-5 người ăn )

– 200g nấm rơm

– 1/4 lon gạo dẻo

– rau đắng đất ( là loại lá nhỏ, thân nhỏ thường mọc ở những bờ ruộng, hoặc sau vườn nhà ), kèm theo giá sống

– Tỏi băm nhỏ, hành tím , ớt , bột năng, tiêu xay, đường, hạt nêm, muối, dầu ăn.2. Cách Thực hiện:– sơ chế : Cá lóc xát muối cho hết nhớt, làm sạch rồi ướp với ít hạt nêm, tiêu. Nấm thái đôi. Rau đắng vào rửa sạch, vớt ra để ráo.

- Phi thơm tỏi băm với hành tím băm. Cho muối, bột ngọt vào xào, nêm chút đường. Thêm bột năng cho nước tương sánh lại.

– chế biến: cho cá đã ướp gia vị vào luộc chín, hành tím đập giập, nêm thêm muối, hạt nêm cho vừa nước, cá chín vớt cá ra. lọc lấy thịt cá rồi rang vàng với mắm, hạt nêm.

Cho gạo đã rang vàng vào nấu mềm, thêm nấm rơm vào . khi cháo chín cho cá đã rang qua vào rồi bắc xuống bếp.

Để thưởng thức cháo cá lóc rau đắng đất, người ta cho vào tô một ít giá sống và rau đắng đất rồi cho cháo lên trên (ta không cho rau đắng vào trước vì rau đắng nhừ sẽ rất đắng, cháo cá sẽ không ngon ). Sau đó rắc một ít tiêu bột, ớt sừng bằm, vắt chút chanh. Xong xuôi, trộn đều và thưởng thức thôi.Muỗng cháo hút hồn người ăn với vị ngọt của cá, hương thơm nhẹ của nấm rơm cùng vị đắng nhẹ của rau đắng.

Cách nấu cháo cá miền tây đặc biệt hơn bởi ta dùng nước luộc cá để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo. gạo trước khi nấu cháo được đem rang qua,khi nấu hạt gạo nở ra như cánh hoa lài rất thơm.

Cá lóc luộc chín được lọc xương, chọn lấy phần thịt cho vào nồi cháo đang sôi sùng sục ở trên bếp. Cháo có ngon , vừa miệng hay không là do sự kì công chế biến của người đầu bếp. Cháo chín múc ra, dọn lên bàn và không quên ăn kèm cùng một đĩa rau đắng.

Cùng du lịch Vui Tour xuôi về Miền Tây thưởng thức món cháo cá thơm ngon này nhé.

Các bạn muốn tham gia tour thưởng thức Cháo Cá Lóc Miền Tây
Xin mời xem thêm: http://vuitour.com/tour-du-lich-sinh-thai-ben-tre-cu-lao-thoi-son-1n
Hình đại diện của người dùng
phongvuitour
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: 04 Tháng 11 2017 19:00

Re: Cháo Cá Lóc & Rau Đắng Miền Tây - Ai ăn chưa? ngon tuyệt cú mèo

gửi bởi phongvuitour 07 Tháng 11 2017 16:54

Sài Gòn có chổ nào bán Cháo Cá Lóc Miền Tây ngon không?
- Với món cháo cá lóc thì nơi nào mà chả nấu được đúng không ạ? Nhưng mà khẩu vị ra sao, nguyên liệu có tươi ngon không? Cách bài trí có đẹp mắt không?
Tùy theo cách đánh giá của từng người. Nhưng riêng tôi cảm thấy Cháo Cá Lóc ở khu vực Tiền Giang ( đoạn gần hết Cao Tốc hoặc là đoạn Cái Bè - gần đến ngã tư vào TT Cái Bé đấy ) ở đây món cháo cá lóc nấu rất ngon, vừa miệng, trang trí đẹp mắt. Đặt biệt là món rau đắng đất nha các bạn, không dùng rau đắng biển như ở Sài Gòn dùng bán cho khách đâu. Đó là sự khác biet của món ăn này đấy các bạn.

Du Lịch Vui Tour - Chuyên Tour Trăng Mật, Du Lịch Miền Tây
Liên hệ: 09.3288.3255 - 028.3811.8770
www.vuitour.com
Facebook:https://www.facebook.com/phongvuitour/
Hình đại diện của người dùng
phongvuitour
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: 04 Tháng 11 2017 19:00

ĂN TẾT MIỀN TÂY - KÝ SỰ NGƯỜI LÀM DU LỊCH

gửi bởi phongvuitour 15 Tháng 11 2017 11:30

:ds: [/img]
    ĂN TẾT QUÊ NHÀ
    ( Phần 1 tự truyện đến với nghề Du Lịch )​

Xin lỗi các bạn trong diễn đàn nhé. Mình xin trãi lòng về nghề du lịch, với thân phận là 1 người làm du lịch được 6 năm, với nhiều niềm vui được đi chơi đây đó, được ăn ngon, mặc đẹp, gặp gở nhiều người… Nhưng bên cạnh đó cũng không ít nỗi lòng mà chắc hẵn Anh Chị nào có con em làm du lịch sẽ biết. Hôm nay tôi xin chia sẽ 1 ký ức của người làm du lịch trong các dịp lễ, tết.

Là người con xứ Miền Tây tui biết đây là vùng đất cây trái xanh tươi, nước ngọt quanh năm, khí hậu mát mẻ trong lành, con người chất phát thật thà và rất mến khách. Chắc hẵn ai cũng nghe từ người miền tây phóng khoán, thoải mái. Chính vì tâm lý ỷ lại vào những thứ thiên nhiên đã ban tặng, nên người dân nơi đây dần dà quen với cuộc sống không tranh giành, không hơn thua, không mưu cầu danh lợi, họ chỉ mong muốn cuộc sống chan hòa, tình cảm, vui vẻ mà thôi. Từ những yếu tố trên đã làm thụt lùi trong cách suy nghĩ và phát triển mãnh đất trù phú này.

Từ 1 dịp tình cờ tui lên Sài Gòn thi đại học năm 2007, vốn dĩ tui không du lịch vì tui không muốn bôn ba, không muốn sống xa quê hương, không muốn có công việc không ổn định. Nhưng cuộc đời đưa đẩy tui thi trượt đại học công nghệ thông tin ( Hutech). Đáng lẽ ra tui sẽ ôn thi lại với hhy vọng sau này có 1 cái nghề ổn định và về lại phổ biển nghành công nghệ tại quê nhà Cai Lậy ( Tiền Giang ). Nhưng lúc đó có giấy mời đi nghĩa vụ quân sự nên tui sợ mất đi cơ hội thi lại, và đánh mất ước mơ, lúc đó gia đình tui kinh tế cũng vất vả. Nên hết cách tui đành phải nộp hồ sơ vào các trường cao đẳng, và nghề.

Cứ tưởng là sẽ được đi học công nghệ sau này liên thông lên đại học. Tui nộp đậu 2 trường ở Sài Gòn và 1 trường Đại Học Tiền Giang. Tui biết chắc là tui sẽ được đi học, nhưng mà vì kinh tế còn vất vã nên tui đành về Đại Học Tiền Giang để đi học cho gần nhà, vã lại ít tốn kém.

Tui muốn làm hồ sơ chọn ngành công nghệ thông tin, nhưng không hiểu sao lúc tui chọn mã ngành đăng ký tui lại ghi là lữ hành – du lịch ( 2 mã kế nhau, nên ghi lộn á hihi ). Tới ngày đi học thì cứ tìm hoài sao hok thấy tên, nên không đóng tiền để học được, lúc này tinh thần xuống tầm trọng, có cái việc đăng ký đi học cung không xong chắc là do ý trời rồi. Buồn dã mang buồn ( gọi là buồn như con chuồng chuồng), lúc đó có chú kia đứng kế bên hỏi : sao con buồn vậy, rớt rồi à? Dạ con hok biết sao con hok có tên. Chú hỏi học ngành gì? Dạ công nghệ thông tin, ổng bảo vậy à, con chú học ngành du lịch. Dạ, ổng hỏi tiep con ở đâu, tên gì? Dạ con ở Cai Lây, con tên Lê Văn Phòng, ổng coi coi có bao nhiêu đứa ở Cai Lậy học du lịch. Con nói con tên Phòng ( Lê Văn Phòng) à? Sao có tên đây nầy? Dạ chú nói sao, con đâu có học du lịch, ai biết sao thấy tên đây này. Ái cha cha, thôi rồi chắc mày ghi lộn ngành rồi. Đến đây các bạn hiểu rồi hén. Kaka hư thân gì đâu lun.

Lỡ rồi đi học lun chứ sao giờ? 1 tuần sau khi học, sinh viên vân được quyền đổi ngành, nhưng mà lúc đó có 1 cô giáo chủ nhiệm lớp hỏi tất cả các bạn trong lớp, có ai biết nghề du lịch là làm gì không? Có ai giới thiệu được quê hương mình với các bạn trong lớp không? Cả lớp ấp úng kể nhau nghe mà thôi chứ không ai dám đứng lên trình bày 1 cách tường tận.

Sau hôm đó tui về phòng trọ năm suy nghĩ, tại sao người ta hỏi mà mình hok tự tin trả lời, do quê mình nghèo, hay là ở vùng ven mình mặc cảm mà hok dám nói, hay là mình hok biết gì để nói? Từ đó tui quyết định mua 1 cuốn sách nói về quê tui, tui đọc và thấy có nhiều cái chưa biết, tui lại nghi thêm có cái huyện không mà không biết gì? Thì nói gì đến TP HCM, rồi Miền Nam, rồi cả đất nước, lúc đó rất nhiều câu hỏi đặc ra, và tui thấy tui vô cùng nhỏ bé trong xã hội này. Làm sao để lớn lên, làm sao đề biết nhiều hơn.

Từ đó trong lòng tui có 1 cảm hứng mãnh liệt, với mong muốn học để biết để giới thiệu cho mọi người biết về du lịch miền tây là có cái gì? du lịch phú quốc có cái gì và quê hương tôi có cái gì? và đất nước tui có cái gì?. Và từ đó Du Lịch đã đến với tôi đó các bạn.

Bạn nào đọc qua, đánh giá xem đây có phải là Nghề chọn mình không? Hay là do tui hồ đồ hư thân viết lộn mã ngành học, và vì tui sợ đương đầu với khó khăn, với nghĩa vụ quân sự nên mới vào học cho có.

Hết phần 1 tự truyện bước chân vào ngành du lịch.

Phần 2 giang truân bước đầu thực tập và theo ghề ( sẽ cập nhật 17/11/2018 )

Du Lịch Vui Tour - Chuyên Tour Du lịch Trăng Mật, Du Lịch Miền Tây

Liên hệ: 09.3288.3255 - 028.3811.8770

www.vuitour.com

Facebook:https://www.facebook.com/phongvuitour/
Hình đại diện của người dùng
phongvuitour
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: 04 Tháng 11 2017 19:00

'' VỌNG CỔ '' - vì sao có tên gọi Vọng Cổ

gửi bởi phongvuitour 20 Tháng 11 2017 12:12

NGUỒN GÓC CỦA TỪ

'' VỌNG CỔ ''

Vọng cổ là một tên gọi rất quen thuộc với người Việt Nam, nhất là ở Bạc Liêu nói riêng và ở Miền Tây nói chung, ai cũng biết nó là một bản nhạc phổ thông nhất và tiêu biểu nhất trong cổ nhạc Nam Bộ. Vọng cổ hiện nay còn là đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu âm nhạc và thực tế đã có nhiều game show tổ chức các cuộc thi về Vọng Cổ như Trần Hữu Trang, Chuông Vàng Vọng Cổ, Bông Lúa Vàng, Đường Đến Danh Ca Vọng Cổ... bên cạnh đó cung có rất nhiều sách vở, nhiều cuộc hội thảo khoa học đề cập đến Vọng Cổ.

Tuy nhiên tên gọi Vọng cổ từ đâu mà có và ý nghĩa đích thực của nó là gì thì đến nay vẫn chưa có lời đáp thỏa đáng, và từ '' Vọng Cổ '' có trước hay là '' Dạ Cổ '' trong bài Dạ cổ hoài lang có trước? du lịch Vui Tour xin mời các bạn cùng tìm hiểu một số nội dung như sau:Related image

Có 2 luồn ý kiến để lý giải vấn đề này.

- Một là, ông Cao Kiến Thiết ( con trai của cụ Cao Văn Lầu, người sáng tác ra bài Dạ Cổ Hoài Lang cho rằng: Theo ba tôi kể thì năm 1919 thầy Thống tức ông Trần Xuân Thơ người miền Bắc, giỏi chữ Nho, ngụ tại An Trạch Đông, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu đã đề nghị ba tôi thay chữ Dạ cổ (tiếng trống đêm) thành Vọng cổ (tiếng trống vọng lại). Lý do là ba tôi lấy điển tích “Tô Huệ chức cẩm hồi văn” làm nội dung của bài ca và bản nhạc. Bởi lòng Tô Huệ khi chức Cẩm hồi văn thì nghe tiếng trống đánh từ xa vọng lại, chứ không phải là tiếng trống đêm, cho nên chữ Dạ cổ thì tối nghĩa còn chữ Vọng cổ thì càng làm rõ điển tích này đã chọn. Và trong cuộc họp đó ba tôi đã đồng ý đổi chữ Dạ cổ hoài lang thành Vọng cổ hoài lang, nghĩa là theo tiếng trống vọng lại mà nhớ chồng. Nhưng lúc đó bản Dạ cổ hoài lang đã được phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi, nên phải mất thời gian khá lâu mới thống nhất được tên gọi “Vọng cổ”. Đây là lời phát biểu của ông Cao Kiến Thiết trong cuộc hội thảo khoa học về Cao Văn Lầu tổ chức tại Bạc Liêu năm 1989.

- Hai là, nhạc sĩ Trần Tấn Hưng nói rằng: “Chính soạn giả Trịnh Thiên Tư ( đồng môn với Nhạc Sỹ Cao Văn Lầu) trong buổi lễ giỗ tổ cổ nhạc ở Bạc Liêu năm 1935 đã đề nghị với ông Sáu Lầu và mọi người như sau: Bản nhạc gốc 20 câu của ông Sáu vẫn nên gọi là Dạ cổ hoài lang vì đó chính là cái tên gốc, cái tên lịch sử không nên sửa đổi. Hơn nữa nhớ chồng lúc ban đêm là điều thích hợp với người chinh phụ, lại hợp với nội dung bản nhạc của ông Sáu. Chúng ta không thể lấy ý nghĩa và hoàn cảnh của nàng Tô Huệ như thầy Thống đã nói lúc trước để sửa đổi cái tên Dạ cổ hoài lang, vì đây là hai tác phẩm khác nhau, cũng như không thể lấy Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để sửa Truyện Kiều của Nguyễn Du được. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay bản Dạ cổ hoài lang đã được biến thể sang nhịp 8, vậy cũng nên dùng 2 chữ Vọng cổ để đặt tên cho các bản đã được canh tân này. Nhưng Vọng cổ do tôi đề nghị hôm nay cũng không theo nghĩa “tiếng trống vọng lại” mà lại mang ý nghĩa “trông về truyền thống xưa”, vì các bản nhịp 8 tuy chữ đàn đã khác xa bản gốc, nhưng vẫn từ Dạ cổ hoài lang mà ra, vì vậy “truyền thống xưa” ở đây chính là bản Dạ cổ hoài lang. Ý kiến của ông Trịnh Thiên Tư được ông Sáu cùng mọi người chấp thuận và hoan nghênh nhiệt liệt. Và cũng từ đó đến nay mọi người đều gọi bản nhạc gốc là Dạ cổ hoài lang và gọi chung các bản được cách tân là Vọng cổ”.Related image

Có thể tham khảo các tour Miền Tây liên quan đến khu tưởng niệm Cố Nhạc Sỹ - Cao Văn Lầu
Xem tại đây:http://www.vuitour.com/tour-mien-nam-mien-tay
Như vậy, từ Vọng cổ được xuất hiện do lời đề nghị của hai ông Trần Xuân Thơ và Trịnh Thiên Tư, nhưng từ Vọng cổ được sử dụng là của ông Tư hay ông Thơ, đây là câu hỏi mà rất ít người có thể lý giải được? Muốn giải quyết vấn đề này ắt hẳn phải xác định cái nghĩa đang được sử dụng của nó, nói cách khác bản Vọng cổ ngày nay – cái tên của nó mang ý nghĩa gì ?

Theo chữ Hán thì từ Vọng cổ (望 鼓) của ông Trần Xuân Thơ, thì có nghĩa là “tiếng trống vọng lại”

Còn từ Vọng cổ (望 古) của ông Trịnh Thiên Tư có nghĩa là “trông về xưa”.

Như vậy về phần nghĩa của hai từ này không dính dáng với nhau nhưng phần âm lại đồng âm nên thường hay nhầm lẫn. Muốn xác định từ Vọng cổ mang ý nghĩa nào, tốt nhất là dùng tên gốc của nhạc bằng chữ Hán để chứng minh và dùng phương pháp so sánh để giải quyết vấn đề này?

Hiện nay có một bản rất phổ thông gọi là Tân cổ giao duyên (新 古 交 緣), bản được thành lập do cách gối đầu Vọng cổ của soạn giả Mộng Vân và sau đó được nhiều soạn giả khác thực hiện bằng cách kết hợp giữa Tân nhạc và bản Vọng cổ. Chúng tôi tạm mượn cái tên Tân cổ giao duyên này để làm cơ sở để truy tìm ra cái nghĩa đang được sử dụng của từ Vọng cổ. Tạm nêu ra hai trường hợp như sau:

1. Nếu từ '' cổ '' ở đây có nghĩa là ( cái trống ) và ''Tân '' có nghãi là ( Mới ) thì: Tân cổ giao duyên (新 鼓 交 緣) sẽ được hiểu là “cái trống mới giao duyên”. Nghĩa là không phù hợp với kết cấu và nội dung của bản Tân cổ giao duyên.

2. Nếu từ ''cổ'' ở đây có nghĩa là ( xưa ) và ''Tân'' nghĩa là ( Mới) thì: Tân cổ giao duyên (新 古 交 緣) theo nghĩa đen là “mới” và “cũ” giao duyên, nghĩa bóng muốn nói tân nhạc và cổ nhạc cùng hòa hợp, thật đúng với kết cấu và nội dung bản Tân cổ giao duyên.

Rõ ràng là trường hợp thứ nhất không hợp lý. Và như vậy, cổ ở đây được xác định là xưa thì Vọng cổ phải mang nghĩa “trông về xưa” hay “chiêm ngưỡng truyền thống xưa”, ý nghĩa này là do ông Trịnh Thiên Tư đề xuất.

Tóm lại, Từ Vọng cổ có xuất xứ tại Bạc Liêu và được sử dụng từ tháng 08 năm ất Hợi (1935) do lời đề nghị của soạn giả Trịnh Thiên Tư.

Căn cứ vào lời phát biểu của ông Tư và xét theo thực tế thì Dạ cổ hoài lang và Vọng cổ là hai bản khác nhau, nhưng Vọng cổ do Dạ cổ hoài lang mà có, vì vậy Vọng cổ phải mang ý nghĩa “trông về truyền thống xưa”. là đúng nhất.Related image

Ngoài cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu ra thì đến với Bạc Liêu quý khách còn được nghe nói đến giai thoại về Công Tử Bạc Liêu.
Xem tại đây: http://www.vuitour.com/du-lich-mien-tay-khac
Hiện tại ở TP Bạc Liêu ở đường Võ Thị Sáu có khu tưởng niệm cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu với biểu tượng là cây đờn Độc Huyền, những ai chưa đi du lịch Bạc Liêu thì có thể một lần đến đây tham quan và tìm hiểu về giai thoại,xuất sứ của bài Dạ Cổ Hoài Lang. Ngoài ra các bạn có thể tham gia các chương trình du lịch Miền Tây khác như tour Cà Mau, hoặc tour Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau, hay là tour hành hương Cha Diệp, Viếng Mẹ Nam Hải đều có thể ghé qua khu tưởng niệm cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu.
Quay về Tour du lịch Miền Nam
 


  • Bài Viết Liên Quan
    Trả lời
    Xem
    Bài viết sau cùng

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.1 khách.