Trang 1 trên 1

PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN- CỔ TRẤN CỦA NHỮNG CÂY CẦU

Đã gửi: 18 Tháng 3 2020 15:48
gửi bởi DulichPH
PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN- CỔ TRẤN CỦA NHỮNG CÂY CẦU
Khi nhắc đến tour Phượng Hoàng cổ trấn, người ta thường nghĩ ngay đến dòng sông Đà Giang êm đềm, phố cổ phủ đầy rêu phong, cầu đá nhảy hay chỉ đơn giản là bị choáng ngợp bởi những cây cầu.... Dạo quanh Phượng Hoàng du khách có thể thấy rất nhiều cây cầu bắc ngang dòng sông. Đằng sau mỗi cây cầu là cả một câu chuyện dài để kể. Tên của những cây cầu lớn ở đây được đặt theo tên của các hình thái thời tiết như: cầu vồng (Hồng Kiều), tuyết (Tuyết Kiều), gió (Phong Kiều), mưa (Vũ Kiều), mây (Vân Kiều), sương mù (Vụ Kiều)…
1. Hồng Kiều (Rainbow bridge/ Hong qiao/虹桥) mang kiến trúc đặc trưng của kiểu cầu nhà độc đáo- có hình dáng như một chiếc thuyền gồm hai tầng: tầng 1 là nơi buôn bán; còn tầng 2 là một bảo tàng nghệ thuật. Từ Hồng Kiều, du khách có thể phóng tầm mắt bao trọn cảnh sắc tuyệt đẹp của trấn cổ.
2. Phong Kiều (Wind bridge/ Feng qiao/ 风橋) tạo được dấu ấn nhờ khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp bao quanh-với nền rừng núi xanh ngắt xa xa và những ngôi nhà gỗ nâu đỏ ngay phía sau, cây cầu nổi bật với nền đá trắng và mái nâu rêu phong, vừa hiên ngang phóng khoáng thấm đượm chút trầm ngâm, thật phù hợp với cái tên của mình.
3. Vân Kiều (Cloud bridge/ Yun qiao/ 云橋). Những ngày trời mù sương, cây cầu như ẩn như hiện tựa ảo ảnh, thấp thoáng có bóng thuyền lướt trên mặt sông mà như đạp mây cưỡi gió, đưa du khách đến chốn tiên cảnh.
4. Vụ Kiều (Fog bridge/ Wu qiao/ 雾橋) – cây cầu của sương mù. Là ranh giới phân chia cổ trấn làm hai phần: một bên là cổ kính và một bên là hiện đại. Bên này cầu là lịch sử hơn 1.300 năm của Phượng Hoàng với những ngôi nhà sàn bằng gỗ ven sông hay những ngôi nhà đá xám kiên cố. Bên kia cầu lại cho thấy hình ảnh của một thị trấn hiện đại với dãy biệt thự liền kề sang trọng, bề thế. Dọc theo cây cầu cũng có một con đường nhựa khang trang chạy qua nối liền hai bên bờ.
5. Tuyết Kiều (Snow bridge/ Xue qiao/ 雪橋) là một trong bốn cây cầu “Tuyết - Vũ - Vụ - Phong” do họa sĩ đương đại xuất chúng Hoàng Vĩnh Ngọc thiết kế và bỏ vốn đầu tư. Bởi Phượng Hoàng cổ trấn không chỉ là nơi lưu giữ những ký ức tuổi thơ hạnh phúc mà còn là nguồn cảm hứng bất tận trên con đường sáng tác nghệ thuật của ông......
6. Cầu đá nhảy (Jumping Rock) - được xây dựng vào năm Khang Hy thứ 43 (1704)-là một trong những địa điểm được du khách check-in nhiều nhất. Trải qua nhiều lần từng bị nước lũ cuốn trôi hay phần nào hư hại qua các cuộc chiến tranh, nhưng mỗi lần như vậy, cầu đá nhảy lại được khôi phục nguyên vẹn và bảo tồn như một phần không thể thiếu trong bức tranh lịch sử của trấn cổ bên dòng Đà Giang.
Với cách xây dựng rất riêng của mình, khi du khách đi trên cầu đá nhảy sẽ cảm nhận được chân thực nhất về không gian của thị trấn và sông Đà Giang êm đềm trôi lững lờ. Đây là một điểm "so deep" (chụp ảnh nghệ thuật, diễn sâu...) rất tuyệt và được nhiều người ưa thích. Cảnh cô gái đứng trước cầu đá nhảy vào mùa đông tuyết rơi thật liêu trai, trầm mặc, u buồn nhưng cũng gợi nhiều cảm xúc... Nhìn dáng đứng cô gái rất khỏe khoắn, khuôn mặt có vẻ như đang rạng ngời cho thấy cô đang rất hứng khởi bước về phía trước... Thần thái của cô gái đã xóa tan đi được cái lạnh giá của mùa đông, làm cho người chụp và người xem thêm hứng khởi, yêu đời...
Và rất nhiều cây cầu vô danh khác nữa. Cùng nhau đi du lịch Trung Quốc để đến thăm những cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn với Du lịch Phượng Hoàng nhé- Hotline liên hệ: 0975699988

Re: PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN- CỔ TRẤN CỦA NHỮNG CÂY CẦU

Đã gửi: 18 Tháng 3 2020 16:25
gửi bởi dataco
mình cố viết bài, nhưng sao mình ko thể nào viết được nhỉ? mình là thành viên mới có ai support mình với

Re: PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN- CỔ TRẤN CỦA NHỮNG CÂY CẦU

Đã gửi: 19 Tháng 3 2020 18:59
gửi bởi dataco
Không biết chổ này có bị dịch ko ad? Mình đặt tour rồi mà hoang mang quá