Chia sẻ kinh nghiệm du lịch các địa điểm Miền Trung như: Huế, Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt, Nha Trang...
Hình đại diện của người dùng
goodhealthvn
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: 04 Tháng 3 2010 12:32

Kinh nghiệm du lich Huế

gửi bởi goodhealthvn 04 Tháng 3 2010 12:41

Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Huế - cố đô đất Việt xưa, ăn gì ngon, ăn ở đâu, đi lại, thăm quan...

Các quán ăn nổi tiếng tại Huế
Bất cứ nơi nào cũng thế, ẩm thực luôn là một trong số những thứ mà du khách quan tâm nhất khi đến với các thành phố du lịch. Dưới đây là một số quán ăn do Vnnavi tuyển chọn dành cho chuyến đi của bạn:

Nhà hàng - Cà phê Tịnh Lâm Nhi
112A Trường Chinh (Kiểm Huệ), TP. Huế.
Tel: (054) 813829
Đến Tịnh Lâm Nhi quý khách có thể tuỳ ý lựa chọn các món uống theo sở thích. Ngoài ra, để phục vụ các quý khách có quỹ thời gian eo hẹp, Tịnh Lâm Nhi còn có một thực đơn thức ăn nhanh với phong phú các món ăn đa khẩu vị.

Nhà hàng Cung Đình
51 Lê Lợi, TP. Huế.
Tel: (054) 822122
Nhà hàng Cung Đình - Khách sạn Hương Giang sẽ đem đến cho bạn một không khí đích thực của chốn hoàng cung, hình ảnh của buổi dạ yến xưa được làm sống lại, khiến bạn như được sống trong khung cảnh và không khí hư ảo của một thời xa xưa...

Cung đình Tịnh Gia Viên
20/3 Lê Thánh Tôn, TP. Huế.
Tel: (054) 522243
Nhà hàng gợi cho thực khách cảm giác như đi lạc vào cung thành tráng lệ xưa, như hòa vào cái không khí hòa nhã mà trang nghiêm, đơn sơ mà đài các của một buổi yến tiệc của vua chúa thời xưa.

Bánh khoái Lạc Thiện
6 Đinh Tiên Hòang, TP. Huế.
Tel: (054) 527348
Bánh khoái gần giống bánh xèo miền Trung và miền Nam, nhưng nhỏ hơn, dày và dòn. Ăn chung với cải non, chuối chát, và vả non xắt lát mỏng. Nước chấm đậu đặc sệt. Quán khá nổi tiếng với du khách nước ngoài, lúc nào cũng có thể thấy một ông Tây, bà Tây ngồi thưởng thức món bia Huế Huda và mòn bánh khóai béo dòn.

Cơm hến Trương Định
Số 2 Trương Định, TP. Huế
Nói đến cơm Hến, người dân Huế thường chỉ ngay đến quán ăn số 2 Trương Định này. Quán không khác mấy với những quán ăn lề đường khác. Bàn ghế nhựa, vải bạt căng trên lề đường. Tuy vậy, khách hàng đông và dĩa cơm hến thì ngon đặc biệt.
Hình đại diện của người dùng
mybalo
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: 21 Tháng 4 2010 17:06

Đi du lịch Huế bằng gì ????????

gửi bởi mybalo 24 Tháng 6 2010 16:33

Đến Huế:
Bằng máy bay:
Sân bay Phú Bài có những chuyến bay hàng ngày đến và từ TpHCM và Hà Nội. Bạn sẽ mất khoảng 25 phút đi taxi từ sân bay đến trung tâm thành phố.

Bằng xe lửa/tàu hỏa:
Có vài chuyến tàu mỗi ngày từ Hà Nội, TpHCM, Đà Nẵng đến Huế. Một vé tàu nằm hạng hai từ TpHCM đến Huế tốn 455.000đ và bạn có thể ngắm cảnh dọc đường suốt chuyến đi.

Bằng xe bus:
Hầu hết các xe và open tour đều đi qua Huế. Từ Huế có thể đi Hội An, Đà Nẵng hoặc ra Hà Nội.

Dạo quanh

Bằng taxi:
Một chuyến xe đi 2 lăng mộ, tính cả thời gian chờ sẽ tốn khoảng 200.000đ.

Bằng xe gắn máy
Thuê một xe gắn máy và gia nhập vào dòng người địa phương dọc đường. Mỗi ngày thuê giá 5USD, thuê từ các khách sạn và cửa hàng.
Xe đạp cũng là một sự lựa chọn khoảng 20-30.000đ ngày.

Bằng xích lô: Xích lô ở Huế có mặt ở khắp các con đường trong thành phố. Đây là phương tiện khá lý tưởng nếu bạn muốn du ngoạn và ngắm cảnh thành phố Huế thơ mộng.

Đi bộ: Huế tương đối nhỏ, vì thế bạn có thế đi bộ đến các khách sạn nhà hàng và kinh thành. Nhưng cần phải đi xe đến các lăng mộ.
Hình đại diện của người dùng
mehue
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: 17 Tháng 8 2010 15:56

LÀNG NGHỀ HUẾ

gửi bởi mehue 31 Tháng 8 2010 11:19

DIỀU HUẾ - BAY CAO CÙNG CỐ ĐÔ

Nói đến Huế là gợi nhớ đến vẻ đẹp thơ mộng của sông Hương, núi Ngự, sự duyên dáng của những tà áo dài và vành nón Huế. Cố đô Huế từ xưa tới nay còn là vùng đất hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo. Một trong những trò chơi dân gian đã được các nghệ nhân Huế nâng lên thành nghệ thuật, đó là thú vui thả diều.

Những cánh diều bướm, diều phượng hoàng, diều công, diều rồng, diều cá vàng... đến những nhân vật trong cổ tích như: cô Tấm, ông Bụt, nàng Tiên, Công chúa, Hoàng Tử, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh... được các nghệ nhân cách điệu khéo léo và tinh xảo thành những cánh diều tung bay trong gió.

Đến với Trung Tâm Văn Hóa Phương Nam - Làng nghề Huế, du khách sẽ được các nghệ nhân giới thiệu các công đoạn hình thành nên những cánh diều Huế :

Chuẩn bị vật dụng:
Các vật dụng để làm nên một con diều Huế rất đơn giản bao gồm : Tre, dây cột (dây cước), keo dán, vải xoa, sơn dầu. Nhưng khi đã hoàn thành thì lại biến thành những tác phẩm tuyệt mỹ.
Các bước thực hiện:

Đầu tiên, tre được vót thành từng thanh theo đúng kích cỡ tùy thuộc vào từng loại diều. Tre phải được phơi nắng, phơi sương một tuần cho ổn định độ bền dẻo. Các thanh tre sau đó được nối ghép với nhau bằng dây cột tạo thành khung sườn nhiều hình dáng khác nhau theo mô phỏng, lúc này rất cần phải khéo tay để hệ thống dây kéo và chằng cho các que tre uốn thành cánh diều.
Cùng với công đoạn vót tre, làm khung các nghệ nhân sẽ căng vải vào khung để sơn vẽ lên các hình con bướm, con công…uyển chuyển, đẹp mắt.
Sau khi vẽ xong, vải sẽ được dán lên khung sườn tre tạo thành những con diều mang nhiều hình dáng của các con vật được yêu thích.
Để con diều khi thả dược bay cao, công đoạn vót tre là rất quan trọng, các thanh tre được các nghệ nhân vót thật tỉ mỉ từng chi tiết, tính toán kích thước chính xác, phải cân chỉnh làm sao để đến khi buộc sợi dây vào giữa thân que tre thì nó thăng bằng, trọng lượng được dàn đều trên cả que.

Sự tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo tuyệt vời của các nghệ nhân xứ Huế đã giúp diều Huế trở thành điểm nhấn văn hóa không chỉ của đất cố đô mà còn của Việt Nam.
Hình đại diện của người dùng
quangcaohue
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: 02 Tháng 10 2010 20:36

Lăng Minh Mạng

gửi bởi quangcaohue 02 Tháng 11 2010 14:12

Lăng Minh Mạng

Tháng 2 năm 1820 vua Gia Long băng hà, hoàng tử thứ tư là Nguyễn Phúc Đảm được đưa lên ngai vàng, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Vua Minh Mạng là người có nhiều đóng góp đối với công việc mở mang đất nước, đưa nước Đại Nam lên hàng mạnh nhất trong các quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Hình ảnh
Làm vua được 7 năm, Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình. Quan Địa lý Lê Văn Đức đã chọn được một cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng. Nhưng phải ròng rã 14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này. Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê (thuộc ấp An Bằng, huyện Hương Trà) thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Đích thân nhà vua xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên. Tháng 4 năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu.
Vua sai các quan Lê Đăng Danh, Nguyễn Trung Mậu và Lý Văn Phức điều khiển lính và thợ thuyền lên đây đào hồ đắp La thành. Tháng 8 năm 1840, Minh Mạng lên kiểm tra thấy công việc đào hồ Trừng Minh không vừa ý nên giáng chức các quan trông coi và đình chỉ công việc. Một tháng sau, công việc vừa được tiếp tục thì Minh Mạng lâm bệnh và đột ngột băng hà vào tháng 1 năm 1841. Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, chỉ một tháng sau (tháng 2-1841) đã sai các quan đại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên, Nguyễn Tri Phương chỉ huy gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của vua cha để lại. Ngày 20 tháng 8 năm 1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành, nhưng công việc xây lăng mãi đến đầu năm 1843 mới hoàn tất. Từ một vùng núi đồi hoang vu, qua bàn tay lao động và óc sáng tạo của con người đã hình thành một khu lăng tẩm uy nghiêm, vừa rực rỡ về kiến trúc, vừa hài hòa với thiên nhiên lại vừa sâu sắc bởi giá trị tư tưởng.
Trong khoảng diện tích được giới hạn bởi vòng La thành dài 1.750m là một quần thể kiến trúc gồm cung điện, lâu đài, đình tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m, bắt đầu từ Đại Hồng Môn đến chân La thành sau mộ vua. Hình thể lăng tựa dáng một người nằm nghỉ trong tư thế vô cùng thoải mái, đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.
Hình ảnh
Từ ngoài vào trong, các công trình được phân bố trên ba trục song song với nhau mà Thần đạo là trục trung tâm. Xen giữa những công trình kiến trúc là hồ nước ngát hương sen và những quả đồi phủ mượt bóng thông, tạo nên một phong cảnh vừa hữu tình vừa ngoạn mục. Mở đầu Thần đạo là Đại Hồng Môn, cổng chính vào lăng, xây bằng vôi gạch, cao hơn 9m, rộng 12m. Cổng này có ba lối đi với 24 lá mái lô nhô cao thấp và các đồ án trang trí cá chép hóa rồng, long vân... được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn. Cổng chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào trong lăng, sau đó được đóng kín, ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn. Sau Đại Hồng Môn là Bái Đình, lát gạch Bát Tràng (sân rộng 45x45m), hai bên có hai hàng tượng quan văn võ, voi ngựa bằng đá đứng chầu.
Cuối sân là Bi Đình tọa lạc trên Phụng Thần Sơn, bên trong có bia “Thánh đức thần công” bằng đá Thanh ghi bài văn bia của vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha. Một khoảng sân rộng tiếp theo chia làm bốn bậc lớn nhằm giảm bớt cảm giác choáng ngợp của con người trước sự mênh mông của kiến trúc, đó là sân triều lễ.
Hình ảnh
Hiển Đức Môn mở đầu cho khu vực tẩm điện, được giới hạn trong một lớp thành hình vuông biểu trưng mặt đất (từ ý niệm trời tròn, đất vuông). Điện Sùng Ân nằm ở giữa được coi là trung tâm, chung quanh có Tả, Hữu Phối Điện (trước) và Tả, Hữu Tùng Phòng (sau) như những vệ tinh chung quanh. Trong điện thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu. Hoằng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện, mở ra một không gian của hoa lá và mây nước phía sau. Tất cả những công trình mang tính hiện thực dường như dừng lại ở khu vực tẩm điện. Từ đây, bắt đầu một thế giới mới đầy thư nhàn, siêu thoát và vô biên. 17 bậc thềm đá Thanh đưa du khách vào khoảng trời xanh mát bóng cây và ngát thơm mùi hoa dại. Ba chiếc cầu: Tả Phù (trái), Trung Đạo (giữa), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ Trừng Minh như dải lụa xanh, đưa du khách đến Minh Lâu - một công trình như đột khởi từ quả đồi có tên là Tam Tài Sơn.
Minh Lâu nghĩa là lầu sáng, nơi nhà vua suy tư vào những đêm hè trăng thanh gió mát, là nơi đi về của linh hồn tiên đế, là dấu chấm vuông kết thúc một thế giới hữu hạn; là “bộ ngực kiêu hãnh” của “con người” được ví bởi hình dáng của khu lăng. Minh Lâu là sự thể hiện cách lý giải về vũ trụ và nhân sinh quan của người xưa. Tòa nhà này hình vuông, hai tầng, tám mái, là một biểu trưng của triết học phương Đông. Hai bên Minh Lâu, về phía sau là hai trụ biểu uy nghi dựng trên Bình Sơn và Thành Sơn mang ý nghĩa nhà vua đã “bình thành công đức” trước khi về cõi vĩnh hằng.

Lăng Minh Mạng với kiến trúc mạng đậm chất Trung Hoa, tả Long hữu Hổ
Hình ảnh
HUE
Một cái hồ hình trăng non tên là Tân Nguyệt ôm lấy Bửu Thành. Đây là hình ảnh của thế giới vô biên. Hồ hình trăng non ví như yếu tố “Âm” bao bọc, che chở cho yếu tố “Dương” là Bửu Thành - biểu tượng của mặt trời. Kết cấu kiến trúc này thể hiện quan niệm của cổ nhân về sự biến hóa ra muôn vật. Đó là nhân tố tác thành vũ trụ.
Bước qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc ngang hồ Tân Nguyệt có 33 bậc tầng cấp đưa du khách vào thăm nơi yên nghỉ của nhà vua, nằm giữa tâm một quả đồi mang tên Khải Trạch Sơn, được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn. Hình tròn này nằm giữa những vòng tròn đồng tâm biểu trưng, được tạo nên từ hồ Tân Nguyệt, La Thành, núi non và đường chân trời như muốn thể hiện khát vọng ôm choàng trái đất và ước muốn làm bá chủ vũ trụ của vị vua quá cố.

Hai bên trục chính của lăng có nhiều công trình phụ đối xứng nhau từng cặp một. Tiếc rằng thời gian và mưa gió đã tàn phá chúng nên ngày nay du khách không còn trông thấy những cung điện, đình tạ xinh xắn nằm thấp thoáng giữa vòm cây, đêm ngày soi bóng xuống mặt hồ trong xanh. Đó là các công trình như Tả Tùng Phòng trên Tịnh Sơn; Hữu Tùng Phòng trên Ý Sơn; Tuần Lộc Hiên trên Đức Hóa Sơn; Linh Phượng Các trên Đạo Thống Sơn; Truy Tư Trai trên Phúc Ấm Sơn; Hư Hoài Tạ trên đảo Trấn Thủy...
Bên cạnh hàng loạt các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cao còn có gần 600 ô chữ chạm khắc các bài thơ trên Bi Đình, Hiển Đức Môn, điện Sùng Ân và Minh Lâu cũng là những tuyệt tác vô giá. Đó là một “bảo tàng thơ” chọn lọc của nền thi ca Việt Nam đầu thế kỷ XIX, là nơi phô bày tri thức, trí tuệ và tình cảm của người xưa.
Thăm lăng Minh Mạng, du khách ngỡ mình lạc vào không gian của hội họa, thi ca và triết học. Sự uy nghiêm, nét tĩnh tại của kiến trúc và khung cảnh gợi tình của thiên nhiên, hoa cỏ thể hiện tính cách nghiêm khắc, tri thức uyên bác và tâm hồn lãng mạn của nhà vua. Hai mươi năm tại vị, Minh Mạng đã đem đến cho giang sơn Đại Nam sự vững mạnh, cho vương nghiệp họ Nguyễn một tiền đồ mới. Và con người đó đã nằm xuống giữa chốn “thiên đường trần gian” đầy tiếng chim hót, hoa đua... với sự thanh thản và mãn nguyện hoàn toàn.
Hình đại diện của người dùng
vietsnets2
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: 18 Tháng 5 2011 12:00

Ngủ thuyền trên sông Hương.

gửi bởi vietsnets2 13 Tháng 8 2011 11:21

Bạn có thể thử cảm giác ngủ đêm trên dòng sông Hương thơ mộng nhờ du thuyền Cảm Xúc Sông Hương làm bằng những vật liệu thân thiện với môi trường, lấy cảm hứng thiết kế từ những chiếc thuyền nan nhỏ xinh.

Trong số những kinh đô du lịch nổi tiếng của Việt Nam, Huế mang trong mình một vẻ đẹp rất riêng: lãng mạn và hoài cổ, một vẻ đẹp buồn.

Huế cũng là thành phố duy nhất trong nước có dòng sông chảy qua lòng thành phố. Trong những câu chuyện kể của người Huế, sông Hương hiện lên đẹp huyền diệu. Dòng sông êm đềm trôi trong những câu ca Huế ngọt ngào.

Chuyến du ngoạn mang tên Perfume River Emotion được thiết kế nhằm khơi dậy những giá trị độc đáo của Huế. Bên cạnh đó, du khách còn được tham gia vào các hoạt động dã ngoại như học nấu ăn, đạp xe dạo chơi trên đường quê yên ả, thăm làng sinh thái Thủy Biều và ngâm chân thư giãn trong nước thuốc thảo mộc…

Với sự ra đời của sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng kết hợp ẩm thực này, Du thuyền Cảm Xúc Sông Hương mang tới cho du khách những cảm xúc mới về Huế.
Hình đại diện của người dùng
minhnhat
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: 15 Tháng 9 2011 09:31

Kham pha ve dep o Hue

gửi bởi minhnhat 01 Tháng 11 2011 12:27

Nhắc đến Huế, nhiều người chỉ nói hai chữ mộng mơ. Bên dòng sông Hương nước lững lờ trôi, không gian trầm mặc của đền đài, cung điện tạo một nét trầm, gây bao cảm xúc đối với du khách...
Huế như một nàng con gái khuê các. Càng khám phá, người ta càng thấy thích thú và bị hấp dẫn bởi nét cổ kính, trầm mặc. Khi tiết trời có sương mù, Huế bị che phủ sau làn sương mong manh gợi bao cảm xúc cho các thi -nhạc sĩ. Vì vậy, những bài hát, câu thơ về Huế đều bàng bạc nét buồn nhưng tình tứ. Huế không ồn ào, vội vã nên giữ chân được bao người khi một lần đặt chân đến đây. Với nhiều người, du lịch đến đất Thần Kinh là để trải nghiệm “sống chậm”, đi giữa những con đường thơ. Vẫn đền đài cung điện của hàng trăm năm nay có phần hoang tàn, nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp khó tả...

Hình ảnh

Quần thể di tích Huế là một tài sản vô giá của Việt Nam, được sánh ngang với các công trình, kiến trúc cổ vĩ đại của thế giới. Theo ghi nhận, quần thể này có đến 1.200 công trình, nay chỉ còn 480 công trình. Vào kinh thành Huế, không gian của trăm năm trước vẫn hiện hữu. Công trình này được xây dựng trong thời gian gần 3 thập kỷ (1803-1832), tạo nên một kiến trúc độc đáo, đậm nét Đông phương. Theo các tài liệu của BQL di tích, thành lũy bao quanh Đại nội cao 6,6m, dày 21m, với chu vi gần 9.000m. Trên mặt thành ngày xưa có tới 24 pháo đài. Bên ngoài, dọc theo bờ thành có hào sâu bảo vệ. Kinh thành liên lạc với bên ngoài qua 8 cửa trổ theo 8 hướng: Chính Đông, Chính Tây, Chính Nam, Chính Bắc, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam. Triết lý âm dương và ngũ hành phương Đông thể hiện rất rõ tại đây. Nhìn tổng thể, dãy núi Ngự là tiền án, che chở cho toàn kinh thành. Dòng sông Hương trước mặt được xem là Minh Đường. Trên sông này, có 2 cồn cát được xem là “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ” chầu phục vương triều. Hệ thống hào lớn và sâu bao quanh xuyên suốt kinh thành được xem là Hộ thành. Chính vị thế này, các triều đại phong kiến giữ vững ngai vàng và trị vì đất nước trong suốt gần 400 năm, từ năm 1558-1945.

Đi trong không gian của kinh thành, khách như bị mê hoặc bởi nét cổ kính và lối kiến trúc độc đáo với những hoa văn tinh xảo. Trong lòng kinh thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành được gọi chung là Đại Nội. Hoàng Thành dùng để bảo vệ khu vực các cơ quan lễ nghi, chính trị quan trọng nhất của triều đình và các điện thờ. Tử Cấm Thành bảo vệ nơi làm việc, ăn ở và sinh hoạt hàng ngày của nhà vua và gia đình... Đại Nội chia thành nhiều khu vực khác nhau: Từ Ngọ Môn đến Điện Thái Hòa làm nơi cử hành các lễ lớn của triều đình; Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu và Điện Phụng Tiên... là nơi thờ các vua chúa nhà Nguyễn; Cung Diên Thọ và Cung Trường Sanh là nơi ở của Hoàng Thái Hậu và Thái Hoàng Thái Hậu; Phủ Nội Vụ là nhà kho tàng trữ đồ quý, xưởng chế tạo đồ dùng hoàng gia, vườn Cơ Hạ và Điện Khâm Văn là nơi các Hoàng tử học tập và chơi đùa...

Du lịch đến Huế, khách tham quan kinh thành chỉ trong vài giờ nhưng có những người dành thời gian 1-2 ngày để vừa tham quan vừa tìm hiểu cặn kẽ cho thỏa chí. Đó là chưa kể đến hệ thống các lăng tẩm của các vị vua Triều Nguyễn. Mỗi lăng tẩm được xây dựng theo lối kiến trúc riêng, mang dấu ấn về lối sống, tư duy của từng vị. Lăng Gia Long mộc mạc nhưng hoành tráng, bao quanh là núi rừng. Lăng Minh Mạng uy nghi với thiết kế không gian cân đối thể hiện sự hùng tâm đại trí của một viên chính trạng thao lược tài giỏi. Trong khi đó, lăng Thiệu Trị lại thâm nghiêm, lăng Tự Đức lại thơ mộng... Riêng lăng Khải Định là sự pha trộn cầu kỳ giữa Đông và Tây, Kim và Cổ gắn với tư duy của một vị vua giữa lúc giao thời và ảnh hưởng của thời cuộc khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam...

Đến đây vào tháng 6, khách có dịp sống trong không gian lễ hội gắn với văn hóa của trăm năm trước. Festival Huế sẽ diễn ra từ ngày 5 đến 13/6 là lễ hội được nhiều người chờ đợi. Ban tổ chức cho biết: nét mới của Festival Huế 2010 là sự góp mặt đoàn nghệ thuật của hơn 40 nhóm nghệ sĩ và đoàn nghệ thuật của hơn 30 quốc gia tham dự, như: Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Italia, Nga, Trung Quốc... Bên cạnh các chương trình nghệ thuật đặc sắc của nước chủ nhà và các quốc gia, Đêm Hoàng Cung được xem là sản phẩm du lịch hấp dẫn khi tái hiện được văn hóa, lối sống của vương triều để giới thiệu đến du khách. Trong số các festival được tổ chức trong cả nước, Festival Huế được đánh giá cao vì đã để lại nhiều ấn tượng cho bạn bè quốc tế với những chương trình phong phú, hấp dẫn.
Hình đại diện của người dùng
NewStarhotel
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: 09 Tháng 6 2012 15:07

Re: Lăng Minh Mạng

gửi bởi NewStarhotel 27 Tháng 6 2012 11:15

Mỗi lăng tẩm ở Huế có một vẻ đẹp riêng về phong cách kiến trúc tượng trưng phong cách của mỗi vị vua trị vì.
Nếu các bạn đến Huế nên tìm hiểu tất cả các lăng tẩm và nên đi cùng với một người hướng dẫn.
NEW STAR HUE HOTEL
Địa chỉ: 36 Chu Văn An, Huế
Điện thoại: 054 - 3834347 Fax: 054 - 3838583
Email: sales@newstarhuehotel.com,info@newstarhuehotel.com
Website: www.newstarhuehotel.com
Hình đại diện của người dùng
NewStarhotel
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: 09 Tháng 6 2012 15:07

Re: Vẻ đẹp đời thường xứ Huế

gửi bởi NewStarhotel 27 Tháng 6 2012 11:17

Một vẻ đẹp Huế trầm lặng, yên bình, đáng để trải nghiệm.
NEW STAR HUE HOTEL
Địa chỉ: 36 Chu Văn An, Huế
Điện thoại: 054 - 3834347 Fax: 054 - 3838583
Email: sales@newstarhuehotel.com,info@newstarhuehotel.com
Website: www.newstarhuehotel.com
Hình đại diện của người dùng
linda0809
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: 05 Tháng 8 2011 11:20

Tiếng gọi “xứ Huế”

gửi bởi linda0809 19 Tháng 12 2012 15:56

Huế đẹp và nên thơ đã đi vào ca dao, thơ và được truyền tụng khắp nơi. Tiếng gọi “xứ Huế” nghe thân thương làm sao khiến ai cũng đều ngẩn ngơ trước một Huế mộng Huế mơ. Xưa và nay, Huế vẫn mãi đi vào lòng người. Nét đẹp mộng mị và lãng mạn của Huế đã thu hút trái tim của người phương xa.

Nếu ai đã từng đi dọc đất nước Việt Nam để chiêm ngưỡng vẻ đẹp bất tận của dãy đất cong cong hình chữ S thì bạn sẽ khám phá nhiều điều thú vị. Miền Bắc sẽ giữ chân bạn vơi một thủ đô Hà Nội cổ kính nhưng phồn hoa; miền Nam sẽ níu kéo bạn với những dòng sông trĩu nặng phù sa, ruộng lúa mênh mông. Còn miền Trung thì sao? Miền Trung sẽ đưa bạn đến với hành trình các di sản vô giá. Mỗi miền sẽ mang một sức quyến rũ riêng làm say mê lòng lữ khách ghé thăm.

Nét đẹp mộng mị và lãng mạn của Huế đã thu hút trái tim của người phương xa.
Thành phố Huế đẹp trong nét cổ kính nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp kiêu sa và đầy quyến rũ. Bạn sẽ phải thẩn thờ, nghiêng mình trước vẻ đẹp thanh thoát, êm dịu và trữ tình của dòng Hương Giang, núi Ngự, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ. Sự trang hoàng, lộng lẫy, uy nghi và cổ kính của kinh thành Huế đưa du khách trở về với cố đô phồn vinh và thịnh vượng trong suốt chiều dài lịch sử 143 năm.

Với mảnh đất tình thơ này, du khách sẽ còn được thấy nét dịu dàng, e ấp, duyên dáng của cô gái Huế thướt tha trong tà áo dài nghiêng nghiêng chiếc nón vành thơ. Thật lãng mạn và trữ tình! Giữa chốn phồn hoa đô thị nhưng Huế luôn mang đến cho du khách sự yên bình, thanh thản, một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái hài hòa với thiên nhiên. Hãy đến với Huế và tận hướng nhé!
Hình đại diện của người dùng
thanhk44i12
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: 15 Tháng 1 2013 10:53

Kinh nghiệm du xuân tại Huế

gửi bởi thanhk44i12 30 Tháng 1 2013 16:38

Chọn Huế làm nơi du Xuân chơi Tết, du khách không nên bỏ qua những kinh nghiệm lựa chọn khách sạn Huế, các địa điểm vui chơi bạn không thể bỏ qua khi đến thành phố lãng mạn này.

Đặt phòng khách sạn tại Huế

Mùa đông cùng gia đình và bạn bè đi du lịch khám phá ­­­Huế thật là tuyệt. Tuy nhiên, đây cũng là lúc cao điểm khi đặt phòng khách sạn Huế, các bạn nên đặt trước khoảng 2-3 tuần trước khi đi du lịch thông qua khách sạn hoặc trung tâm đặt phòng để có giá rẻ hơn.

Hình ảnh

Khách sạn Imperial Huế

Các bạn có thể tham khảo các khách sạn giá rẻ tại Huế như : khách sạn Trường Giang, Khách sạn Asia Huế, Khách sạn Heritage Huế, ...

Đây là những khách sạn được nhiều khách du lịch đánh giá cao và chọn lựa nhiều nhất khi đi du lịch tại Huế!

Chợ hoa Tết từ sau ngày 23 tháng Chạp

Từ sau 23 tháng Chạp, người dân quanh vùng chở hoa bày bán dọc bờ bắc sông Hương, công viên Nghinh Lương Đình, Trung tâm VHTT Tỉnh, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Đó là hoa huệ Nguyệt Biều, hoa cúc Bãi Dâu, thược dược Phú Thượng, hoa mai Dương Xuân...

Hình ảnh

Chợ Hoa Tết rộn ràng sau ngày 23 tháng Chạp

Ở Phong Điền còn có chợ mai Xuân Điền Hòa và Hội Hoa Xuân. Tất cả tạo nên một không gian Hoa rất riêng, rất đặc trưng cho xứ Huế. Khoảng chục năm nay, đi dạo chợ Hoa đã trở thành một thói quen không thể thiếu đối với người Huế và du khách đến Huế mỗi khi Tết về trên mảnh đất cố đô.

Đi chơi chợ Gia Lạc ngày mùng 3 Tết

Đây là một phiên chợ đặc biệt, chứa đựng nhiều nét đẹp văn hóa, ứng xử của người dân Huế. Chợ mỗi năm chỉ họp đúng ba ngày Tết.

Hình ảnh

Không khí chợ Tết

Người ta đến chợ không phải vì nhu cầu mua bán, mà vì thói quen, vì một tập tục đẹp đã có từ lâu đời. Họ lấy vui, lấy việc cầu may làm chính nên ai nấy đều ăn mặc chỉnh tề, sang trọng, đặc biệt là việc đi lại, nói năng trao đổi với nhau đều ý tứ, lịch thiệp.

Thưởng thức ẩm thực ngày Tết xứ Huế

Trong những ngày Tết, những khách sạn Huế, nhà hàng Huế đều có một hệ thống ẩm thực chay - mặn để du khách lựa chọn, tạo điều kiện cho du khách đón một cái Tết Âm lịch đầm ấm như ở nhà.

Một số khách sạn Huế có ẩm thực đa dạng như Khách sạn Imperial Huế, Khách sạn Romance Huế, Khách sạn Sài Gòn Morin Huế, khách sạn Green Huế ... Ăm thực tại các khách sạn có nhiều khác biệt so với các nhà hàng hay những quán ẩm thực ven đường bởi ở đây bạn không những thưởng thức nhiều món ăn đặc sản Huế mà có thể lựa chọn nhiều thực đơn Âu Á khác nhau. Mang lại cho bạn và gia đình nhiều sự lựa chọn phong phú.

Ngoài ra, đến với ẩm thực Huế, du khách còn được tìm hiểu các loại bánh Mặn : bánh tét làng Chuồn, dưa món, giò heo bó, nem chả, hành muối, kiệu chua…; ngọt thì đủ loại mứt bánh: mứt gừng, mứt dừa, mứt khoai lang, bánh thuẫn, bánh dẻo, bánh bó, chè xanh đánh, chè đông sương, chè khoai tía...
Quay về Du lịch Miền Trung
 


  • Bài Viết Liên Quan
    Trả lời
    Xem
    Bài viết sau cùng

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.2 khách.