Chia sẻ kinh nghiệm du lịch các địa điểm Miền Nam như: Phú Quốc, TP. HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ...
Hình đại diện của người dùng
hongpham
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: 15 Tháng 6 2010 08:25

Thông tin du lịch Miền Nam

gửi bởi hongpham 17 Tháng 6 2010 15:28

Tổng hợp thông tin về các địa điểm du lịch Miền Nam.

Nhiều sông suối, nhiều ao hồ cùng nhiều thắng cảnh đẹp - có lẽ ít ở nơi đâu được thiên nhiên ưu đãi như ở Phú Yên. Nằm sát Quốc lộ 1A, Phú Yên đang trở thành địa chỉ du lịch tuyệt vời níu chân hàng ngàn khách tham quan.
Và thực sự, mỗi du khách qua đây, sau một thời gian nghỉ ngơi, vui chơi rồi trở lại với công việc hàng ngày, họ vẫn không quên những khoảng khắc thanh bình, yên ả đến độc nhất vô nhị của những vũng, vịnh, đầm, hồ như: Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông, Đầm Ô Loan, Vũng Lắm... ở Phú Yên.
Sau một giấc ngủ dài trên xe ô tô dọc Quốc lộ 1A, chiều từ Bắc vào Nam, mở đầu buổi dạo chơi du khách sẽ được ngắm những quang cảnh thật tuyệt vời tại đèo Cù Mông. Qua đèo Cù Mông là đến đầm Cù Mông. Đầm Cù Mông có mặt nước yên lặng, hai bên bờ là những vạt cỏ mềm mại, những đầm đầy hoa dại mang vẻ đẹp tự nhiên. Quanh đầm Cù Mông là những di tích lịch sử, văn hoá gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của người dân Phú Yên. Qua Phú Yên, du khách sẽ đặt chân tới huyện sông Cầu, đến sông Cầu, khách tham quan có thể thực sự thả mình trong những bãi tắm đẹp đến mê hồn như bãi Nồm, bãi Ôm, bãi Rạng, bãi Từ Nham...Sau những giây phút xoá bỏ mọi bụi đường sau một chặng đường dài, khách tham quan có thể xuýt xoa với những món ăn đặc sản của sông Cầu với món ăn hải sản tươi sống: cá mú, cá hồng, ghẹ, tôm hùm, tôm sú, sò điệp, hàu, ốc nhảy,...
Đến huyện Tuy An, từ đèo Quán Cau du khách không khỏi ngỡ ngàng khi được ngắm nhìn bình minh ló dạng trên đầm Ô Loan, nơi đây còn nổi tiếng có loại sò huyết rất ngon, là đặc sản khó tìm. Theo người dân ở đây, loại sò huyết này rất dễ bắt, không tốn nhiều thời gian, sò huyết sống trong vùng đầm sạch nên rất ngon và và đảm bảo vệ sinh. Món sò huyết có thể làm được nhiều món như hấp, cũng có thể luộc lên rồi bóc từng con ăn với tương ớt hoặc bát nước mắm cốt pha chanh, tương ớt thì thật tuyệt. Không du khách nào qua đầm Ô Loan mà không dành cho mình một vài phút nghi ngơi bên bát sò huyết đang toả hương thơm và bốc khói nghi ngút. Món sò huyết được người dân nơi đây rất chuộng, nhất là với phụ nữ bởi nó có tác dụng điều hoà khí huyết và giúp những người lao động mệt mỏi có thể tăng thêm sức sống.
Không những thế, Ô Loan còn tưng bừng với nhiều truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội truyền thống đua thuyền vào dịp lễ tết. Đến cửa ngõ phía Nam thị xã Tuy Hòa, du khách sẽ nhìn thấy Núi Nhạn sừng sững, nơi đây còn lại di tích Tháp Chàm đã có từ nhiều thế kỷ nay.Từ thị xã Tuy Hòa đi gần 30km về phía Nam du khách sẽ đến Đèo Cả. Đây cũng là một nơi được du khách dừng chân rất lâu. Ai ham leo trèo thì núi Đá Bia cao 706m nằm sát chân đèo là một vị trí du lịch lý tưởng. Leo lên núi Đá Bia du khách sẽ thực sự bất ngờ trước cảnh một vùng đất rộng lớn với toàn cảnh vùng đồng bằng châu thổ của Phú Yên. Cũng từ trên núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những eo, vịnh, đảo với những đường cong bất tận và những khoảng lắng của những mặt biển sâu. Đi thêm chừng vài chục cây số, du khách sẽ đến khu du lịch và di tích Vũng Rô với những cảnh đẹp kỳ thú, nơi có cảng biển nước sâu, nơi từng là điểm tập kết của những chuyến tàu không số trong chiến tranh chống Mỹ. Sẽ đặc biệt hơn khi du khách đến với mũi Điện để tận mắt chứng kiến những ngọn Hải Đăng được xây dựng năm 1890.

Phía Tây Bắc của Phú Yên, nằm trên địa phận huyện Đồng Xuân, du khách có thể thưởng ngoạn hồ Phú Xuân và các suối nước nóng Triêm Đức và Trà Ô. Tại đây có các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí, tắm nước khoáng nóng. Theo Quốc lộ 25 từ thị xã Tuy Hòa lên miền núi phía Tây du khách sẽ đến Khu bảo tồn thiên nhiên Krông -Trai thuộc huyện Sơn Hòa. Theo đường ĐT645 từ Tuy Hòa đi Sông Hinh, du khách sẽ đến hồ thủy điện Sông Hinh cùng nhiều điểm du lịch sinh thái nằm trong huyện Sông Hinh là nơi du lịch nhiều thú vị trong những ngày đi du lịch trên đất Phú Yên. (Theo Báo Hà Nội Mới)

Đọc thêm:
Kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu đi lại ăn gì ở đâu?
Kinh nghiệm du lịch Mũi Né - Phan Thiết
Hướng dẫn du lịch Cần Thơ đi đâu mua gì?
Kinh nghiệm Du lịch Côn Đảo tự túc
Thông tin du lịch Miền Trung
Thông tin du lịch Miền Bắc
Hình đại diện của người dùng
travelgo
 
Bài viết: 145
Ngày tham gia: 23 Tháng 6 2010 11:22

Quy Nhơn, thu đấy!

gửi bởi travelgo 09 Tháng 8 2010 14:46

Tôi đến Quy Nhơn khi tiết trời Hà Nội bắt đầu chớm vào thu, với gió lao xao, nắng vàng và không gian như rộng hơn, trong trẻo lạ. Đang là những ngày đẹp nhất trong năm của đất kinh kỳ, khiến mỗi ai phải rời xa thủ đô đúng vào dịp này đều cảm thấy đôi chút tiếc nuối.
Hình ảnh
Quy Nhơn thời khắc giao mùa.

Bước chân xuống tàu, tôi hỏi người bạn ra đón: - ở Quy Nhơn có mùa thu không? Bạn tôi bảo: Quy Nhơn chỉ có hai mùa mưa, nắng. Bây giờ đang là tiết giao mùa. – vậy mùa nào là mùa đẹp nhất? Mùa xuân, hay đúng hơn là dịp sau Tết, tiết trời dễ chịu, không nắng, không mưa, và mây bảng lảng. Chợt thấy mình như có chút vô duyên, với cả nỗi tiếc nuối sau lưng và một không gian đẹp đang mở ra trước mắt, Quy Nhơn với biết bao sắc diện.

Hình như người Quy Nhơn cũng có thú uống cà phê mỗi sáng giống người Hà Nội. Trên những con phố, nhỏ, to, phía đông hay phía tây thành phố, tôi đều gặp rất nhiều quán cà phê in đậm dấu ấn sự chủ tâm tạo ấn tượng của chủ nhân. Một người bạn làm báo Bình Định nói với tôi rằng: mỗi sáng anh đều đến uống cà phê, gặp gỡ bạn bè ở quán. “Hội cà phê” của anh có một số địa chỉ thân thiết, nhưng bất cứ quán cà phê nào mới mở, anh đều đến ít nhất một lần, để biết. Trong mấy ngày lưu lại Quy Nhơn, tôi đã có dịp theo chân anh, ghé vào một số địa chỉ, để được thấy (theo cách nói của anh): mỗi nơi mỗi vẻ.

Khác với Hà Nội, những quán cà phê thường phải gói mình bên trong những khuôn cửa kính màu, rì rì tiếng máy lạnh; những ngôi quán ở Quy Nhơn thường có không gian mở, róc rách tiếng nước chảy trên hòn non bộ. Tôi vốn không hào hứng với những quán cà phê “hộp”, nên rất thú vị khi được nhấm nháp ly cà phê sữa (dù luôn phải nhờ người bạn cùng đi gọi hộ, vì sợ không gọi đúng theo “kiểu” Quy Nhơn), ngắm không gian được chủ nhân dày công chăm chút, tạo dựng, giữa tiết trời dịu mát, trong lành buổi sớm. Dù nắng mai đã rải đều trên mái phố, chạy xe ngoài đường vẫn thấy mát dịu, hơi gió mơn man. Chợt có chút bâng khuâng nhớ đến mỗi sớm thu trên phố phường Hà Nội. Bỗng thấy lạ, mà quen.

Đêm. Quy Nhơn càng hiền hoà hơn trong bóng sẫm của những hàng cây giăng đầy các con phố. Khi đã lặng bớt những tất bật đời thường, chợt xốn xang bởi làn hương hoa nhẹ trong gió thoảng. Hoa sữa! Phải rồi, đúng hoa sữa. Quả vùng đất này đã mang đến cho tôi biết bao điều ngạc nhiên nho nhỏ.

Những cây hoa sữa ở Quy Nhơn đang bắt đầu trổ bông, tôi phải căng mắt mới nhìn thấy chùm hoa mập mạp khuất sau vòm lá rậm. Để hít căng lồng ngực mình cái mùi hương ngòn ngọt ấy, tan loãng vào không gian đêm đậm hơi sương. Bỗng thoảng nghe tiếng sóng biển xô bờ nhè nhẹ. Lòng muốn thầm thì: Quy Nhơn, Thu đấy!

- Em thấy con trai Bình Định thế nào? Anh bạn người Quy Nhơn hỏi cô bạn cùng đi với tôi trước giờ chia tay. Cô mỉm cười tinh nghịch: Nhiệt tình, hiền và “nể” vợ. Tôi chợt bật cười, nhớ câu “đúc kết” của nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng (Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Định): Con gái Bình Định có ba đặc điểm: giỏi võ, biết nấu rượu và làm thơ. Và vì thế (mà) con trai Bình Định cũng có ba đặc điểm: Biết chịu đòn, uống rượu và nghe thơ. Có phải vì những điều này, mà Quang Trung – Nguyễn Huệ, ông vua oai hùng của đất Bình Định năm xưa đã chinh phục được tình yêu của nàng công chúa kiều diễm đất kinh kỳ Ngọc Hân!

Tôi đã đi qua nhiều địa danh trên đất nước, từ bắc chí nam. Giữa rất nhiều ấn tượng về đất, về người, đọng lại trong tôi là cảm nhận sự nhiệt thành, thân thiện của con người Bình Định. Dẫu là người An Nhơn, Tuy Phước, Quy Nhơn…, gặp ở Tây Sơn, An Lão, hay Đà Nẵng, Sài Gòn… sự chân thành, cởi mở và hài hước, dí dỏm như đã thành một hằng số chung bất biến trong mỗi con người. Và bởi vậy, mà lưu dấu, mà đọng mãi…

Hình ảnh
Một không gian đẹp đang mở ra trước mắt, Quy Nhơn với biết bao sắc diện.

Mấy ngày ngắn ngủi của lần trở lại này, tôi bất chợt có được mấy tiếng đồng hồ rỗi rãi, giữa tất bật công việc, và những cuộc gặp gỡ. Không bỏ phí cơ hội, tôi mượn xe, một mình phóng thẳng lên Ghềnh Ráng, thắp nén hương lên ngôi mộ không bao giờ quạnh quẽ của thi sĩ Hàn Mặc Tử.

Hẳn không ai đến Ghềnh Ráng, thăm bãi tắm Hoàng Hậu mà không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nơi này. Dẫu không phải lần đầu ghé lại, tôi vẫn ngồi hàng giờ, ngắm mặt biển xanh lấp lánh trải dài trước mặt, háo hức đợi những đợt sóng lăn tăn, trong vắt xô nhẹ, vỡ oà trên bãi đá cuội. Để rồi chợt thấy nuối tiếc, bẽ bàng như một kẻ có lỗi, khi không thể là thi sĩ, viết nên những vần thơ nói hộ lòng mình. Cảm ơn, Quy Nhơn!

Hình ảnh
Một góc bãi tắm Hoàng Hậu

Hình ảnh
và Vườn thơ Hàn Mạc Tử tại Ghềnh Ráng.

Nắng Quy Nhơn những ngày này không còn gay gắt. Vẫn ong vàng, vẫn rực rỡ nhưng không rát cháy da như giữa mùa hè. Tôi đã hồn nhiên chạy xe giữa trưa nắng, ngạc nhiên có phần khoái chí khi thấy chỉ mỗi mình mình không cần “bảo hiểm”, trong khi các thiếu nữ Quy Nhơn khẩu trang kín mặt, áo khoác dày, tay găng, chân tất, trang bị kỹ càng ngay cả khi đã vào đến bóng râm. Chỉ đến khi về Hà Nội, tôi mới hiểu nguyên do. Nẹ tôi sau một hồi lâu nhìn ngắm con gái , đã nhận xét bóng bẩy: Hình như Quy Nhơn đã phủ cho làn da, mái tóc con một lớp men màu ấm.
We wrote the travel experience in Vietnam, information about famous tourist destinations, suggestions for good foods. Learn more at VietnamTravelGo - Vietnam travel guide
Hình đại diện của người dùng
Fiditour
 
Bài viết: 172
Ngày tham gia: 29 Tháng 1 2010 09:45

Đại Nam đẹp lung linh huyền thoại

gửi bởi Fiditour 06 Tháng 10 2010 11:24

Khu du lịch của tỉnh Bình Dương đang dần trở thành điểm đến không thể bỏ qua của khách du lich tại TP HCM, và là địa điểm nghỉ ngơi, giải trí lý tưởng cuối tuần.

Cách TP HCM 40 km, Đại Nam là khu tổ hợp khách sạn, nhà hàng, công viên giải trí, dã ngoại và du lịch tâm linh lớn nhất cả nước, với diện tích 450 ha. Hiện nay công trình đã hoàn thành 250 ha và đón khách tham quan. Khách du lich như lạc vào thế giới khác, vừa cổ xưa, vừa hiện đại. Bức tường thành bằng đá với tượng binh lính canh gác tạo nên không gian của những đế chế đã mất, nhưng phía sau bức tường đó lại là khách sạn Thành Đại Nam 5.000 phòng hiện đại.

Khu vui chơi giải trí hiện nay có hơn 40 trò chơi từ cảm giác mạnh như thám hiểu bầu trời, vòng xoay vũ trụ, con thuyền siêu tốc, đua xe F1... tới các trò chơi dân gian, trượt tuyết trong môi trường -5 độ C, rạp chiếu phim 4D trình chiếu các bộ phim khoa học. Khu vực biển nước mặn và nước ngọt rộng 21,6 ha, bãi cát trắng mịn và sóng cao 1,6 m, sức chứa 30.000 người.

Vườn thú rộng 12,5 ha cũng là một điểm nhấn của khu du lịch Đại Nam. Chủ sở hữu đã đem về đây nhiều động vật hoang dã quý hiếm khắp năm châu như sư tử trắng, tê giác trắng, ngựa vằn, công trắng, hà mã, khỉ sóc Nam Mỹ, linh dương sừng kiếm. Các loài thú được tự do đi lại trong môi trường tự nhiên, chỉ được tách biệt với khách tham quan bằng con suối và hàng cây.

Trong suốt hành trình du ngoạn, khách tham quan có thể lựa chọn đi bộ (dù khá mỏi chân) trên con đường lớp lá dừa mát mẻ, thoải mái nghỉ ngơi tại bàn ghế gỗ kê san sát, hoặc thuê xe đạp với giá 20.000 một ngày. Trong khu du lịch văn hóa này có xe lửa là phương tiện giao thông công cộng, phục vụ miễn phí.

Dường như một ngày là không đủ để khám phá hết Đại Nam. Bầu không khí thân thiện nơi đây cũng khiến bất kỳ khách du lich nào cũng muốn quay trở lại, nếu đã một lần ghé thăm. Giá cả ở Đại Nam không đắt đỏ, lại tiện nghi và thỏa mãn được nhu cầu giải trí đa dạng, từ nghỉ ngơi, vui chơi, tắm biển, thử cảm giác mạnh tới lễ Phật, mua sắm, massage, tìm hiểu thiên nhiên, lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương tới thời hiện đại.

Từ TP HCM có 3 tuyến xe bus tới Đại Nam. Từ chợ Bến Thành có 40 chuyến mỗi ngày, dài 70 phút. Từ Chợ Lớn có 16 chuyến, từ bến xe Miền Tây (số 7 Kinh Dương Vương) tới Đại Nam có 96 chuyến xe, cùng lộ trình hai giờ đồng hồ.

Giá vé vào cổng: 50.000 (người lớn) và 25.000 (trẻ em). Vé cho các trò chơi từ 10.000 tới 50.000.

Địa chỉ: Phường Hiệp An, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Hình ảnh khu du lịch Đại Nam:
Hình ảnh
Ngọn kỳ đài chào đón khách du lich có thiết kế giống cột cờ Hà Nội và kỳ đài Huế.

Hình ảnh
Hàng binh lính canh gác kỳ đài.

Hình ảnh
Tượng Hùng Vương - Âu Cơ và các con.

Hình ảnh
Cây cầu đá dẫn vào Kim Điện trong khu vực thờ tự rộng 9 ha.

Hình ảnhHình ảnh
Hành lang của Kim Điện thờ Phật Tổ, Quan Âm cùng những vĩ nhân đã có công xây dựng đất nước Việt Nam như Hùng Vương, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị thánh trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Hình ảnhHình ảnhHình ảnhHình ảnhHình ảnh
Các tác phẩm long, ly, quy, phượng được chạm khắc tinh xảo, cấu trúc vuông - tròn biểu tượng của trời và đất như quan niệm truyền thống Việt Nam

Hình ảnh
Hai bên cầu thang dẫn vào Kim Điện có rồng đá chầu.

Hình ảnhHình ảnhHình ảnh
Dãy Bảo Sơn và dòng Bảo Giang. Bảo Sơn được xây đắp như nũi Ngũ Hành Sơn. Sông Bảo Giang uốn lượn tạo ra hình thế núi sông hùng vĩ.

Hình ảnh
Cây cối xanh mướt, khí hậu mát lành khiến khách du lich không hề cảm thấy mệt mỏi sau khi leo lên 9 tầng bảo tháp.

Hình ảnh
Tượng dát vàng bên ngoài Kim Điện.

Hình ảnhHình ảnh
Hai bên Kim Điện có cầu Tình yêu và cầu May mắn bằng đá. Trong hình là cầu Tình yêu.

Hình ảnh
Dịch vụ massage chân bằng cá nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vườn thú với giá 20.000.
Hình đại diện của người dùng
Fiditour
 
Bài viết: 172
Ngày tham gia: 29 Tháng 1 2010 09:45

Chùa Bà Mã Châu (Cà Mau)

gửi bởi Fiditour 08 Tháng 10 2010 11:06

Khách du lịch bình thường những khi đến Cà Mau đều nghĩ tới những thắng tích: rừng tràm, rừng đước, Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai, Đầm Thị Tường... để chọn điểm đến cho mình. Chỉ riêng những khách du lịch có tấm lòng thờ kính những đấng thiêng liêng mới nghĩ đến chùa Bà Mã Châu.

Hình ảnh

Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Cà Mau, chùa Bà Mã Châu có tên chữ là Thánh Hậu Cung. Cung, trong tiếng Hán có nghĩa là miếu, nhưng người Việt không quen sử dụng từ miếu mà chỉ quen dùng từ chùa với ý nguyện nâng giá trị tâm linh của miếu lên một bậc. Theo phong thủy, chùa tọa lạc nơi có địa thế giao long đắc địa. Được cất vào năm 1882, khi những lưu dân người Hoa từ Trung Quốc thuộc nhóm di thần nhà Minh không thần phục chế độ Mãn Thanh lên cai trị đất nước, di dân sang định cư tại đây. Cũng như các địa phương khác, người Hoa ở Cà Mau chỉ lập chùa thờ Ông và thờ Bà, rất hiếm khi họ có chùa thờ Phật, theo chính danh, mà họ gọi là Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm. Chùa Ông thờ Bổn đầu công Trịnh Hòa, còn chùa Bà thờ Bà Mã Châu. Cho nên, người ta thường gọi chùa Bà Mã Châu vừa ngắn gọn vừa không văn hoa chữ nghĩa như Thiên Hậu Cung.

Hình ảnh

Theo một trong vài truyền thuyết, Bà Mã Châu là một phụ nữ quê ở Phù Điền (tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc), tên thật là Lâm Mật Nương. Có nơi cho rằng Bà tên thật là Mi Châu, có lẽ vì vậy mà người ta gọi là Mã Châu (?). Lên 6 tuổi, Bà làu thông kinh Thư, kinh Thi, lại giỏi y lý, bốc thuốc chữa bệnh thật đại tài cho dân không lấy tiền. Vốn xuất thân từ một gia đình đánh bắt cá, cha lại là Tổng quản tuần tra trên biển, nên Bà có biệt tài dự đoán chính xác mọi rủi ro trên biển. Nhờ vậy mà tàu thuyền trước lúc ra khơi đều đến tham vấn Bà. Bà mất ngày mùng 9-9 âm lịch, năm 988, khi mới 28 tuổi. Tương truyền, khi Bà qua đời, vẫn còn hiển linh nơi biển cả và thường cứu giúp những ngư dân gặp nạn ngoài trùng dương nên được vua Càn Long phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Và Bà được lập đền thờ, khắp những nơi nào có người Hoa định cư. Người Hoa gọi Bà là A Phò, Phò Miếu, có nghĩa là Đức Bà.

Chùa Bà Mã Châu ở Cà Mau đầu tiên là một mái lá đơn sơ. Đến mùa hè năm Quý Mẹo (1903) Hội quán Ban Tiều Cà Mau đã chung sức xây dựng lại với lối kiến trúc đậm sắc thái Trung Hoa, đặc biệt là nét kiến trúc cuối đời Minh, với hình quả ấn nhìn từ chánh điện. Mái chùa có những đầu đao cong vút. Bên trong chùa có lối kiến trúc theo thế Thiên tỉnh (Giếng trời). Chùa cất bằng các bệ đá được chở từ cảng Hạ Môn - Phúc Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc) sang. Giữa tiền sảnh chùa có dòng chữ đỏ Thiên Hậu Cung (Miếu Thiên Hậu), Hà thanh hải yến (Thiên hạ thái bình), đôi con kỳ hươu tả hữu tượng trưng cho sự bằng an kiết tường. Giữa chánh điện thờ tượng Bà, bên dưới điện thờ thần Hổ, hai bên tả hữu thờ Thổ thần và Thần hoàng bổn cảnh. Đây là phong cách thờ cúng lâu đời của người Trung Hoa… Qua các đợt trùng tu, chùa Bà vẫn giữ nét uy nghiêm, cổ kính ban sơ với những hình tượng, con người… đi từ truyền thuyết. Vẫn mái ngói uốn hình rồng bay, vẫn cột gỗ nhẵn bóng trụ trên phiến đá đẽo gọt công phu, vẫn những bức hoành phi câu đối sơn son thếp vàng ẩn trong quần thể chung đạt nét trầm rất riêng tư…

Hình ảnh

Bà Lâm Mật Nương sinh ngày 23-3 âm lịch, năm 960. Vì vậy lễ vía Bà được người dân khắp nơi tổ chức vào ngày này. Dịp này, chùa Bà diễn ra rất long trọng với dàn nhạc Tàu, múa bóng rỗi… phục vụ khách thập phương và dân chúng địa phương đến chiêm bái, tạ ơn và cầu quốc thái dân an.
Hình đại diện của người dùng
Fiditour
 
Bài viết: 172
Ngày tham gia: 29 Tháng 1 2010 09:45

Về Phan Rang (Ninh Thuận) vui lễ Katê

gửi bởi Fiditour 08 Tháng 10 2010 11:07

Lễ Katê của người Chăm diễn ra vào ngày đầu tháng 7 Chăm lịch và kéo dài khoảng một tháng theo truyền thống. Hiện nay, lễ này chỉ diễn ra trong vài ngày nhưng vẫn tổ chức đúng các nghi thức cổ truyền, mở đầu bằng lễ tại tháp, lễ tại làng và kết thúc bằng lễ tại gia đình. Đây là dịp để tưởng nhớ đến người có công, tổ tiên và là ngày gia đình tụ họp...

Katê năm nay diễn ra vào ngày 6 và 7/10/2010 tức ngày 30/6 và 1/7 Chăm lịch. Dịp này, ngôi tháp Pôklong Giarai ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) rộn ràng và đầy sắc màu. Nơi đây, tập trung nhiều đồng bào Chăm sinh sống, còn nhiều di tích của người Chăm xưa nên lễ Katê diễn ra tưng bừng, thu hút đông đảo khách du lich...

Khách đến Phan Rang vào dịp này sẽ đắm mình trong không khí lễ hội Katê tại tháp cổ, theo tiếng Chăm là Bi Môn hay Kalan. Cũng như người Khmer, lễ tết của người Chăm thường diễn ra tại đền, tháp. Lễ Katê được hiểu như lễ Dolta của người Khmer ở Nam Bộ. Lễ diễn ra vào dịp mùa màng đã xong. Hậu thế dâng lên tổ tiên, người có công những vật phẩm mình làm ra như một lời cảm ơn, tưởng nhớ đến người đã khuất. Tại Phan Rang, có nhiều đền tháp nhưng quần thể tháp thờ vua Pôklong Giarai còn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc xưa và là một trong những quần thể tháp Chăm lớn còn tồn tại. Theo các nhà nghiên cứu, khảo cổ văn hóa Chăm, quần thể tháp này đã tồn tại khoảng 7 thế kỷ nay, gồm 3 tháp có kết cấu độc đáo: Tháp chính thờ vua Pôklong Giarai cao 20,5 m, Tháp lửa cao 9,31 m và Tháp cổng cao 8,56 m. Các chi tiết của tháp được trang trí bằng các họa tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, bò thần... là những công trình chạm trổ, tinh vi, tỉ mỉ mang đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm. Vua Pôklong Giarai là người có công lớn trong việc phát triển cơ đồ và nền nông nghiệp tại khu vực này. Sau khi ông mất, nhân dân đắp tượng thờ ông tại tháp chính và xây dựng một số tháp xung quanh để thực hiện các nghi lễ tôn giáo truyền thống.

Lễ được diễn ra cùng lúc tại nhiều tháp Chăm ở dải đất miền Trung. Riêng tại Ninh Thuận, có 3 điểm diễn ra lễ này, là: đền tháp Pô Nagar, tháp Pô Klông Garai, tháp Pô Rôme. Nhộn nhịp và đông đúc nhất là lễ diễn ra tại tháp Pôklong Giarai. Không khí lễ hội thật náo nức trong tiếng trống Gi-năng và tiếng đàn Saranai réo rắt. Lễ bắt đầu từ các bài kinh tụng, dâng lễ vật, y phục, tắm tượng... Lễ vật gồm 1 con dê, 3 con gà để tẩy uế ở tháp, 5 mâm cơm chủ yếu làm từ thịt dê, 1 mâm cơm và muối, 3 ổ bánh gạo và hoa quả... Lễ tại tháp diễn ra trong hai ngày. Trong đó, riêng phần lễ chính diễn ra từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa ngày thứ hai sau khi đã diễn ra các nghi lễ chuẩn bị. Những ngày này, người Chăm tề tựu về tháp để dâng cúng lễ vật cho những người có công, các vị thần linh... Lễ Katê ở làng (plêi) diễn ra vào ngày thứ ba sau khi đã kết thúc lễ Katê ở tháp và đóng cửa tháp. Katê làng được xem như phần hội với nhiều hoạt động phong phú. Con trai, con gái và các nghệ nhân trong làng cùng nhau múa hát, thi dệt vải, thi đội nước... tùy làng, tạo không gian thư giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc. Kết thúc Katê làng thì đến Katê gia đình (nga wôm). Lễ này diễn ra tùy thuộc vào kinh tế gia đình. Nghi thức chủ yếu là cúng cơm cho tổ tiên, ông bà. Dịp này, những người thân tổ chức thăm viếng, chúc tụng nhau.

Góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, lễ Katê được duy trì và phát triển thành lễ hội của tỉnh, chỉ diễn ra trong 2 ngày với nghi thức Katê ở tháp. Đây là lễ hội còn giữ nguyên nét truyền thống suốt hàng thế kỷ qua. Vì thế, lễ Katê trở thành sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, thu hút được khách du lich. Cứ đến khoảng đầu tháng 10 dương lịch, khách du lich ưa thích lễ này hỏi nhau, năm nay có đi mbăng Katê không?. Mbăng Katê là nói theo tiếng Chăm, tức có đi ăn lễ Katê không? Từng nhóm bạn lên kế hoạch rồi chọn các điểm đến là đền tháp ở miền Trung. Riêng khu vực tháp Pôklong Giarai ở Ninh Thuận luôn là lựa chọn đầu tiên của nhiều khách du lich vì lễ hội ở tháp diễn ra trong không gian rộng lớn. Lân cận có nhiều điểm du lịch còn rất hoang sơ, như: Bãi biển Ninh Chữ, vịnh Vĩnh Hy, đồi cát Nam Cương... Xa hơn thì có Cổ Thạch, Cam Ranh... Nếu chưa một lần mbăng Katê, khách nên chọn Phan Rang làm điểm đến để thưởng thức và tìm hiểu trọn vẹn về nghi lễ này kết hợp chuyến nghỉ dưỡng thú vị cùng bạn bè, người thân.
Hình đại diện của người dùng
Fiditour
 
Bài viết: 172
Ngày tham gia: 29 Tháng 1 2010 09:45

Về Bạc Liêu thăm vườn nhãn cổ

gửi bởi Fiditour 13 Tháng 10 2010 11:38

Bạc Liêu được khách du lich gần xa biết đến không chỉ đơn thuần có chàng công tử hào hoa ăn chơi hơn người mà còn có những vườn nhãn cổ trên 100 năm tuổi. Đó cũng là niềm tự hào của người dân địa phương và cũng là điểm thu hút khách phương xa mỗi khi đến thăm Bạc Liêu…

Vườn nhãn cổ Bạc Liêu nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 6 km về hướng biển. Ở đây có con đường đẹp mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, bên tay phải là sân chim Bạc Liêu, bên phía trái là khu vườn nhãn. Vườn nhãn Bạc Liêu chạy dài trên 11km đi qua hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, có tổng diện tích trên 200 ha. Theo lời kể của bà Quách Thị Hân, một người cố cựu ở ấp Xiêm Cán, xã Vĩnh Trạch Đông, vườn nhãn nơi đây được trồng đã hơn 100 năm. Ông Trương Hưng là người đầu tiên mang hai giống nhãn Su-bíc và Tu-huýt từ Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu. Cả hai giống nhãn đều thích nghi và phát triển tốt ở vùng đất này. Tuy nhiên, giống Su-bíc được nhiều người ưa chuộng hơn bởi cho trái to, vỏ mỏng, cơm dày, thịt rất thơm và ngọt.

Hình ảnh
Thu hoạch nhãn tại Bạc Liêu.

Hiện khu vườn nhãn trên 3 ha của gia đình ông Trương Kiết (hậu duệ đời thứ ba của ông Trương Hưng), ở ấp Chòm Xoài, xã Hiệp Thành là rộng nhất. Tại vườn hiện còn một cây nhãn do cụ Trương Hưng trồng đầu tiên, giờ trở thành cây nhãn cổ thụ gốc to hai người ôm không xuể.

Trước đây do lệ thuộc nhiều vào tự nhiên nên mỗi năm nhãn chỉ ra hoa và kết trái một lần từ tháng 5 đến tháng 9. Nhưng từ năm 1965 đến nay, người dân Hiệp Thành làm được hệ thống nước tưới bằng giếng khoan, chủ động lịch thời vụ cho nhãn ra trái sớm hơn. Trung bình một cây nhãn cổ có thể cho đến 300 - 400 kg/vụ. Những năm nhãn được giá, nhiều hộ dân có mức thu nhập hàng chục triệu đồng/năm, thậm chí có hộ đạt cả trăm triệu đồng.

Xác định vườn nhãn là một lợi thế để khai thác du lịch sinh thái nên thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đã kéo điện lưới quốc gia, đầu tư làm lộ nhựa chạy dọc về các khu vườn nhãn... Đi trên hương lộ nằm dọc theo vườn nhãn, khách du lich sẽ được thấy một bên là những ngôi biệt thự cổ kính nằm lẩn khuất trong vườn nhãn, một bên là cánh đồng rau màu chạy dài thẳng tắp hàng chục cây số. Xa hơn, đằng sau những cánh đồng màu là những ruộng muối trắng tinh nổi tiếng khắp Nam Kỳ lục tỉnh ngày xưa. Những cơn gió phóng khoáng từng đợt từ biển thổi vào, khiến khách du lich có cảm giác an nhàn, dễ chịu... Người dân thành phố Bạc Liêu từ lâu đã xem vườn nhãn là một địa điểm đi chơi lý thú. Chiều chiều, họ chở vợ con hoặc trai gái đèo nhau ra đây đổi gió. Đông nhất là thứ bảy, chủ nhật. Đặc biệt là ngày rằm tháng 7-8 âm lịch và lễ Quốc khánh 2-9, có thể nói là những dịp đại lễ ở vườn nhãn, giồng nhãn đón hàng chục ngàn khách du lich gần xa.

Những năm gần đây, trước sự biến động của giá cả thị trường và sự cạnh tranh của nhiều giống nhãn mới, vườn nhãn cổ thụ Bạc Liêu đã thu hẹp dần diện tích. Đầu năm 2009, diện tích vườn nhãn chỉ còn khoảng 100 ha. Tuy nhiên, trong từng gốc nhãn cổ thụ ở Bạc Liêu ẩn chứa nhiều yếu tố văn hóa mà không nơi nào có được. Nó minh chứng cho lịch sử hình thành của đất giồng Bạc Liêu, sự gắn bó của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trong quá trình phát triển. Sự liên kết bền lâu đó đã tạo nên bề dầy văn hóa đất giồng. Bởi vậy, vườn nhãn cổ thụ Bạc Liêu không chỉ đơn thuần là hái trái mang ra chợ bán, mà là ẩn chứa giá trị lịch sử.

Nhằm giữ gìn, bảo tồn khu vườn nhãn cổ thụ cũng như phát triển vùng du lịch sinh thái, gần đây, tỉnh Bạc Liêu đã giao cho các cơ quan chức năng phối hợp cùng ngành du lịch thành lập dự án phát triển du lịch sinh thái, văn hóa. Dự án nằm trong tổng thể phát triển du lịch của tỉnh như: khu du lịch - dịch vụ cụm nhà công tử Bạc Liêu; khu du lịch bãi biển Nhà Mát - Hiệp Thành; vườn nhãn; khu du lịch sinh thái rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển; dự án khôi phục, bảo vệ vườn chim Bạc Liêu... Trong tương lai không xa, khu du lịch vườn nhãn sẽ là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống. Tại đây sẽ xây dựng nhà trưng bày những hình ảnh, hiện vật tóm lược lịch sử hình thành và phát triển của 3 dân tộc (Kinh, Hoa, Khmer) từ ngày đầu về cư ngụ đến nay. Riêng các vườn nhãn sẽ xây dựng thêm nhà lá khung gỗ của người Kinh, nhà ngói ba gian của người Hoa, nhà sàn mái cong của người Khmer - vừa là nhà mẫu truyền thống của dân tộc vừa là nơi phục vụ khách du lich nghỉ ngơi.

Ngoài tham quan, hòa cùng không khí vui tươi của lễ hội, khách du lich đến vườn nhãn Bạc Liêu còn được tận hưởng những món thủy sản tươi ngon vừa được đánh bắt từ bãi biển nhà mát, ăn kèm với những loại rau xanh được trồng từ chính vùng đất giồng cát, nghe đờn ca tài tử, nghe người Bạc Liêu hát bài Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu...
Hình đại diện của người dùng
Fiditour
 
Bài viết: 172
Ngày tham gia: 29 Tháng 1 2010 09:45

Cuối tuần ở Cần Giờ

gửi bởi Fiditour 06 Tháng 12 2010 14:41

Bạn ở TP.HCM, ngày cuối tuần muốn đi dã ngoại quanh ngoại ô thành phố mà không biết nên đến chỗ nào? Vậy bạn hãy đến Cần Giờ khám phá những điều thú vị.

- Cần Giờ có đủ cảnh đẹp thiên nhiên hoang dã với sông, rừng ngập mặn, bãi biển, lại không quá xa trung tâm Sài Gòn nên hiện được nhiều bạn trẻ chọn làm điểm đến lý tưởng cuối tuần. Nếu chọn tour của các công ty du lịch, giá 400.000-500.000 đồng/người/tour đi về trong ngày. Chỉ cần vào trang web Google gõ từ khóa tour dã ngoại Cần Giờ sẽ hiện một loạt dịch vụ tour Cần Giờ của các công ty du lịch chuyên tổ chức tour. Tuy nhiên, thú nhất vẫn là đi bụi bằng xe máy với nhóm bạn.

Thời gian: Đi về trong ngày thứ bảy hoặc chủ nhật. Nếu đi bằng xe máy, theo lời rỉ tai của nhiều nhóm du lịch bụi trên cộng đồng mạng, mỗi xe máy hai người chỉ cần đổ xăng đầy bình và thủ túi 250.000-300.000 đồng/người là đủ có một ngày vui chơi thoải mái.

Di chuyển: Đang vào cuối mùa mưa nên nếu đi dã ngoại bằng xe máy, nên chọn ngày nắng ráo vượt đoạn đường dài khoảng 65km từ trung tâm Sài Gòn đến Cần Giờ để mặc sức ngắm cảnh thiên nhiên và săn ảnh đẹp. Đường đi Cần Giờ bắt đầu từ đoạn qua phà Bình Khánh, nhiều đoạn không có nhà dân, hai bên chỉ toàn dừa nước hoặc rừng đước, mắm, bần, bạn cần thủ theo cả đồ nghề sửa xe phòng trường hợp xe xì lốp hoặc hóc máy giữa đường.

Nếu muốn khám phá Cần Giờ từ trên thuyền, bạn có thể đăng ký tour đường sông của Công ty thuyền buồm Đông Dương (www.indochinajunk.com.vn) với điểm xuất phát từ bến du lịch Bạch Đằng. Sẽ có nhiều khung cảnh đẹp của rừng ngập mặn và cuộc sống sông nước hai bên bờ sông Sài Gòn, sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp để bạn tha hồ thưởng ngoạn hoặc săn ảnh.

Địa điểm khám phá: Lâm viên Cần Giờ (khu dự trữ sinh quyển thế giới), Nhà bảo tàng Cần Giờ, tham quan thú hoang dã với đàn khỉ tự nhiên trên 1.000 con, khu bảo tồn cá sấu và một số thú rừng ngập mặn khác. Đi thuyền, canô thăm khu rừng ngập mặn và căn cứ cách mạng Rừng Sác, khu bảo tồn dơi nghệ, tham quan ao cua và câu cua giải trí. Hãy ghé khu du lịch Vàm Sát để chinh phục tháp Tang Bồng cao 26m, ngắm toàn cảnh rừng, dòng sông, sân chim từ trên đỉnh tháp.

Điểm đến cuối cùng luôn là bãi biển 30-4 với những quán hải sản bình dân hấp dẫn mời gọi. Bạn cũng có thể viếng Hưng Cần tự, lăng Ông Thủy Tướng (cá ông) trước khi về lại Sài Gòn.

Ăn uống: Đặc sản rừng Vàm Sát - Cần Giờ mà bạn không thể bỏ qua là lẩu dê núi quá hải, rau bui chấm mắm kho quẹt ăn với cơm nắm và khô cá dứa, cá rô biển chiên giòn, cùi dừa nước giòn ngọt... Đừng quên nhiều món hải sản tươi ngon nơi bãi biển.

Đồ lưu niệm, đặc sản địa phương: Một thứ đặc sản độc đáo riêng có của rừng ngập mặn Cần Giờ mà các bạn trẻ thường mang về từ rừng Vàm Sát làm quà tặng cho người yêu là chậu gốm nhỏ trồng cặp đước con. Theo người dân địa phương, cây đước đôi mọc lên từ hạt đước đôi. Chúng không bao giờ tách rời nhau như một minh chứng cho tình yêu chung thủy. Ngoài ra, chợ Cần Giờ ngay sát bãi biển 30-4 có nhiều loại hải sản tươi ngon và cá khô với giá khá mềm để khách du lich mua làm quà.
Hình đại diện của người dùng
travelgo
 
Bài viết: 145
Ngày tham gia: 23 Tháng 6 2010 11:22

Du Lịch Đảo Dừa Lửa

gửi bởi travelgo 04 Tháng 3 2011 16:27

Đảo Dừa Lửa nằm cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh 12km, qua cầu Sài Gòn đi thẳng ngã ba Cát Lái, qua phà 500m, thêm 10 phút ngồi ghe máy nữa là đến nơi. Nằm ở xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, khu du lịch sinh thái Đảo Dừa Lửa là lựa chọn tuyệt vời cho những khách du lich yêu thiên nhiên, thích đắm mình cùng sông nước mây trời trọn vẹn.

Hình ảnh
Không gian trong lành của Đảo Dừa Lửa

Đảo Dừa Lửa, điểm du lich khá ấn tượng này, thật ra là một cù lao xinh đẹp nằm ven nhánh sông nhỏ của sông Đồng Nai. Khu du lịch sinh thái này rộng 4ha, nằm ngay đầu nguồn nước trong xanh, không ô nhiễm nhờ khu vực xung quanh không có nhà dân sinh sống. Vườn đảo được lập từ vài năm trước, đầu năm nay Đảo Dừa Lửa được một nhà đầu tư làm mới lại, chăm chút nhiều trò vui chơi giải trí, món ăn đặc sản.

Đoạn đường cuối đi vào đảo bằng ghe máy đủ cho bạn cái cảm giác du lịch sông nước tuyệt thú, mặc sức thưởng ngoạn cảnh sắc ven sông. Hun hút hai bờ là rừng dừa nước, vườn cây trái tươi xanh của một số khu du lịch sinh thái ven bờ. Lác đác vài ngư dân chài lưới trên sông, êm ả những chiếc ghe lướt đi trên sông mềm mại bóng thôn nữ chèo bằng chân. Món quà hào phóng nhất của thiên nhiên là nắng vàng tươi bạt ngàn trải mặt sông lăn tăn sóng cùng gió lộng phóng khoáng không khác gì sông nước miền Tây.

Nếu thích nằm trên cánh võng đong đưa đọc sách giữa những làn gió mát rượi thổi từ sông, bạn có thể đến thư viện với trên một trăm đầu sách của đảo. Thích hoạt động thì tham gia những trò chơi sông nước như chèo thuyền, câu cá, đạp thiên nga, hái dừa, đi cầu khỉ…vv. Nếu vẫn chưa đã, bạn có thể tham gia những trò cảm giác mạnh hơn như đi ca nô, lướt ván, dù lượn, đua thuyền… Nhưng thu hút nhất vẫn là màn tắm sông. Dòng nước mát lạnh, xanh biếc cho bạn cảm giác thật thoải mái, vui vẻ. Ai muốn tắm cũng phải bận áo phao nên dù không biết bơi, bạn cũng có thể tự tin nhảy ùm xuống nước mà không sợ bị chìm hay bạn bè trêu chọc.

Hình ảnh
Bạn có thể chèo thuyền

Không ít khách du lich nước ngoài đến từ Đức, Pháp... ghé đảo thường thích nhờ thôn nữ thuê thuyền chèo tay vào sâu vài cây số trên sông thăm thú khu dân cư hai bên bờ.

Thỏa cái thú vui đùa cùng sông nước rồi thì đến lượt các món đặc sản chào đón bạn. Một trong những ưu thế của điểm du lich Đảo Dừa Lửa là tôm, cá, gà đều là “cây nhà lá vườn” nên giá các món đặc sản khá mềm. Cá lóc, cá điêu hồng tươi rói vừa câu được trong ao của đảo, xào nấu thành những món rất “bắt”. Một món đặc sản khá lạ là “bò đốt cháy dừa”: thịt bò cho vào quả dừa tươi nấu bằng nước dừa.

Những kỳ nghỉ, nhiều đoàn sinh viên mang theo đồ ăn thức uống đến Đảo Dừa Lửa vui chơi, nghỉ võng miễn phí, chỉ tốn tiền đò vào ra đảo mỗi người 12.000 đồng. Mỗi dịp cuối tuần, hàng trăm khách du lich đã tìm đến đảo chỉ để tận hưởng cái thú chan hòa giữa nắng gió, sông nước - món quà tặng phóng khoáng của thiên nhiên.

Hình ảnh
Và tham gia nhiều trò vui chơi giải trí khác

Hình ảnh

Thông tin cho bạn

- Từ TP. Hồ Chí Minh có nhiều cách đến đảo như đi xe máy hay bắt xe buýt số 43 từ Văn Thánh tới phà Cát Lái, qua phà bắt thêm 1 tuyến xe buýt nữa. Đảo ở giữa sông nên dù chọn cách nào, bạn cũng phải đến bến xuồng, lên thuyền mới ra được.
We wrote the travel experience in Vietnam, information about famous tourist destinations, suggestions for good foods. Learn more at VietnamTravelGo - Vietnam travel guide
Hình đại diện của người dùng
huuhaoit
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: 04 Tháng 1 2011 19:36

Re: Du Lịch Đảo Dừa Lửa

gửi bởi huuhaoit 08 Tháng 3 2011 00:04

Nếu có cơ hội chắc chắn em sẽ vào hồ chí minh chơi và sẽ ghé thăm
Hình đại diện của người dùng
Fiditour
 
Bài viết: 172
Ngày tham gia: 29 Tháng 1 2010 09:45

Khám phá đảo Nam Du hoang sơ

gửi bởi Fiditour 21 Tháng 4 2011 13:45

Bao gồm 21 hòn đảo lớn nhỏ, Nam Du (thuộc tỉnh Kiên Giang) có những bãi biển cát trắng mịn màng, sóng êm dịu, nước trong xanh và vô cùng bình yên, là nơi thích hợp cho các chuyến du lich dã ngoại

Người dân Nam Du có một bài vè để giới thiệu về những hòn đảo ở quê hương mình: Hòn Mấu đâm thấu Đô Nai, Đô Nai quay sang Bờ Đập, Bờ Đập tấp lại Hòn Lò, Hòn Lò mò đến Hòn Ngang, Hòn Ngang tạt sang Hòn Đụng, Hòn Đụng cụng vào Hòn Dầu, Hòn Dầu nằm chầu Bỏ Áo, Bỏ Áo tháo ngược Hòn Ông, Hòn Ông dông đến Hòn Dâm, Hòn Dâm đâm thẳng Hòn Tre, Hòn Tre te đến Hòn Mốc, Hòn Mốc xốc lại Hòn Nhàn, Hòn Nhàn tràn thẳng Hòn Hàn, Hòn Hàn quàng cổ ba Hòn Nồm, Hòn Nồm chồm đại lên Hòn Khô, Hòn Khô vô bãi Chệt, Bãi Chệt lết lên Hòn Lớn....

Từ Kiên Giang, khách du lich có thể bắt đầu chuyến du lịch Nam Du bằng cách đi tàu hơn 2 tiếng đồng hồ ra Hòn Lớn - hòn đảo lớn nhất và cao nhất. Với con đường trải nhựa bằng phẳng và có phần hơi dốc, khách du lich có thề đi xe ôm lên ngọn hải đăng để thấy được toàn cảnh Nam Du với các đảo nằm dài như những tuyệt tác nghệ thuật. Người dân nơi đây luôn sẵn sàng làm hướng dẫn viên nhiệt tình cho khách du lich. Không chỉ thế khách du lich còn được cảm nhận cuộc sống thân thiện của ngư dân bằng cách ở trọ ngay chính tại gia đình họ, không phòng ốc cao tầng, không máy lạnh, bồn tắm hay nhiều tiện nghi như khách du lich thường thấy ở các khách sạn mà chỉ là các phòng trọ đơn giản phù hợp với các khách du lich trẻ thích du lịch bụi.

Hình ảnh
Ngắm bình minh lên từ ngọn hải đăng của Hòn Lớn.

Đi dọc theo con dốc từ bến tàu tới Bãi Tranh (khoảng 20 phút chạy xe máy), khách du lich sẽ cảm nhận được làn nước trong xanh, mát lạnh với bãi đá dài men theo bờ biển hoang sơ, yên bình. Cách đó không xa là Bến Ngự với tàu bè tấp nập. Từ đây khách du lich có thể thuê xuồng máy đi sang bãi Kim Mến. Nếu nói bãi Kim Mến là thiên đường thì quả không ngoa. Những rặng dừa nghiêng mình chiếu bóng xuống bãi cát dài trắng mịn, sạch sẽ, những đợt sóng trắng êm dịu, nhẹ nhàng mang theo làn nước trong xanh tấp vào bờ. Thả mình xuống làn nước mát lạnh đó, mọi mệt mỏi đều tan biến mà thay vào đó là cảm giác sảng khoái. Nếu đi Nam Du mà không tới bãi Kim Mến thì quả là một thiếu sót.

Hình ảnh
Bãi Tranh, Bến Ngự, bãi Kim Mến với một màu xanh của da trời và nước biển

Đặc điểm chung của quần đảo thuộc Nam Du là bãi cát trắng và nước biển xanh ngắt, nhưng ở mỗi nơi đều có nét đẹp riêng. Hòn Lớn tấp nập tàu bè, cư dân đông đúc, còn Hòn Mấu yên bình hơn, nhà cửa liền kề nhau ngay sát bờ biển. Đặc biệt, ở nơi đây có những viên đá đen bóng và nhẵn lấp lánh trên biển như những viên ngọc quý.

Hình ảnh
Hòn Mấu với làn nước trong xanh, cát trắng.

Nếu đã thỏa thích với nắng vàng, biển xanh thì khách du lich có thể đi bộ lên ngắm khung cảnh hồ nước ngọt thuộc Bãi Nhum của Hòn Lớn, hoặc mạo hiểm hơn nữa là men theo bãi đá ở bến tàu đi chinh phục mỏm đá hình đầu rồng. Hoặc khách du lich có thể mở bữa tiệc hải sản với ghẹ và mực tươi ngon.

Hình ảnh
Các khách du lich trẻ thích thú chinh phục mỏn đá hình đầu rồng.
Quay về Du lịch Miền Nam
 


  • Bài Viết Liên Quan
    Trả lời
    Xem
    Bài viết sau cùng

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.2 khách.