Chia sẻ kinh nghiệm du lịch các địa điểm Miền Nam như: Phú Quốc, TP. HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ...
Hình đại diện của người dùng
ttxtdlbentre
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: 15 Tháng 3 2011 07:29

Thông tin du lịch Bến Tre

gửi bởi ttxtdlbentre 06 Tháng 6 2011 15:18

Thông tin du lịch Bến Tre - Giới thiệu về Bến Tre.

Bến Tre là tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông, có 65 km đường bờ biển và được 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bồi đắp, chia lãnh thổ tỉnh ra thành 3 cù lao lớn l
+ Cù lao An Hoá (gồm 2 huyện Châu Thành, Bình Đại)
+ Cù lao Bảo (gồm Thành phố Bến Tre và 2 huyện Giồng Trôm, Ba Tri).
+ Cù lao Minh (gồm 4 huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú).
Hình ảnh
Bản đồ hành chính Bến Tre
Bến Tre là tỉnh thuộc miền tây Nam bộ, có hai mùa rõ rệt ( 6 tháng mưa và 6 tháng nắng ), mưa thuận gió hào, có hệ thống sông nước, kênh rạch chằng chịt tạo một tiềm năng du lịch sinh thái mang đậm tính Nam bộ, với những vườn cây ăn trái xum xuê, những rừng dừa bao phủ, đồng thời cũng là vùng đất phù sa bồi đắp, đem lại thuận lợi cho việc sản xuất các loại cây giống để cung cấp cho các tỉnh trong cả nước và các nước lân cận.

Bến Tre có một hệ thống di tích lịch sử văn hóa khá đa dạng và phong phú, bên cạnh đó Bến Tre cũng là vùng đất sản sinh ra nhiều danh nhân sống mãi trong lịch sử như: Cụ Nguyễn Đình Chiểu, Cụ Phan Văn Trị, Cụ Phan Thanh Giản, Cụ Võ Trường Toản, Lãnh Binh Thăng, Lãnh Quang Quan (Tán Kế), Cụ Trương Vĩnh Ký, Trung tướng Đồng Văn Cống, Nữ Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, Phó HĐBT Huỳnh Tấn Phát…Ngoài ra, cùng với những yếu tố tự nhiên và nét văn hóa quê hương đã tạo cho vùng đất Bến tre một tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú làm cho du khách xa gần không thể bỏ qua.
Hình ảnh
Dừa là loại cây đặc trưng của Bến Tre
Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch sinh thái, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn.
TTXTDL Ben Tre
Hình đại diện của người dùng
ttxtdlbentre
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: 15 Tháng 3 2011 07:29

Thông tin du lịch Bến Tre

gửi bởi ttxtdlbentre 06 Tháng 6 2011 15:34

Thông tin du lịch Bến Tre - Cồn Phụng (Cồn Đạo Dừa).

Vị trí: Khu du lịch Cồn Phụng nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, ngay cửa ngõ tỉnh Bến Tre, cách trung tâm TP. Bến Tre 12km (đường bộ) và 25km (đường sông).

Đặc điểm: Cồn Phụng có diện tích 50ha, dân cư sống chủ yếu bằng nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ từ cây dừa và trồng cây ăn trái.

Đến Cồn Phụng du khách có thể đi xuồng máy dọc cồn thăm các cơ sở sản xuất kẹo dừa, sản xuất đồ lưu niệm từ cây, vỏ trái dừa... lên xe ngựa thăm vườn cây ăn trái, dừng chân ngồi nghỉ dưới ngôi nhà lợp lá dừa để uống trà với mật ong và quất, thưởng thức các món ăn trái cây miền nhiệt đới, nghe nhạc đờn ca tài tử.

Cồn Phụng có di tích Đạo Dừa trên diện tích chừng 1.500m², hiện được bảo tồn nguyên trạng các hạng mục kiến trúc được xây dựng từ thời giáo chủ Đạo Dừa là Nguyễn Thành Nam: sân 9 con rồng; tháp Hoà bình (cửu trùng đài) - nơi ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo, toà tháp có kiến trúc lạ mắt với những mảng đắp chạm rồng, phượng được gắn bằng những mảnh vỡ của bát đĩa, ấm chén; một đỉnh lớn. Nguyễn Thành Nam tự xưng là "Sứ giả của hòa bình", chủ trương mang lại hoà bình từ mọi tôn giáo, sống bằng hoa trái (không ăn các sản vật khác).

Tại đây có nhiều món đồ lưu niệm: từ những chiếc mặt nạ xanh đỏ, khung ảnh, chiếc xe ba gác, đến đồ dùng nhà bếp như chén, bát, muỗng, thìa... hầu hết được chế tác từ dừa.
TTXTDL Ben Tre
Hình đại diện của người dùng
ttxtdlbentre
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: 15 Tháng 3 2011 07:29

Di tích lịch sử Chùa Tuyên Linh - Mỏ Cày Nam

gửi bởi ttxtdlbentre 06 Tháng 6 2011 15:37

Chùa Tuyên Linh tọa lạc tại xã Minh Đức, từ thị trấn Mỏ Cày Nam đến Chùa Tuyên Linh khoảng 14 km, Chùa được xây dựng từ năm Tân Dậu (1861), dưới triều Tự Đức năm thứ 14 và do Hòa thượng Khánh Phong trụ trì. Đến năm 1907, nhà sư Lê Khánh Hòa, pháp danh là Thích Như Trí, quê xã Phú Lễ - Ba Tri về trụ trì tại chùa này. So với Chùa Hội Tôn cổ tự ở xã Quới Sơn - Châu Thành, chùa Tuyên Linh không cổ bằng, nhưng nơi đây đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng chú ý. Năm 1930, nhân dịp chùa được trùng tu, Hòa thượng Lê Khánh Hòa đổi tên Tiên Linh tự thành Tuyên Linh tự. Từ đấy chùa được gọi bằng tên mới “Tuyên Linh”.
Theo tài liệu của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Đồng Tháp, vào khoảng cuối năm 1926, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng một vị cao tăng của chùa Từ Đàm ở Huế ghé lại và tá túc tại chùa Tuyên Linh một thời gian. Cụ Phó bảng được sự bảo bọc, giúp đỡ của Hòa thượng Lê Khánh Hòa, trong thời gian lưu trú tại chùa, đã mở lớp dạy học, xem mạch, bốc thuốc cho nhân dân trong vùng. Tuy thời gian ở đây không lâu, nhưng cụ Nguyễn Sinh Sắc có quan hệ với Trần Văn An, Huỳnh Khắc Mẫn, Lê Văn Phát.
Nhiều người trong số này về sau trở thành lớp Đảng viên đầu tiên của Đảng bộ Bến Tre (1930).
Hình ảnh
Chùa Tuyên Linh (trước và sua khi trùng tu)
Khi Cách mạng Tháng 8-1945 thành công, Hòa thượng Lê Khánh Hòa đã động viên các nhà sư và tín đồ Phật giáo trong tỉnh tham gia vào các hoạt động cách mạng và kháng chiến. Năm 1947, do tuổi già sức yếu, trên giường bệnh, ông bình tĩnh đọc lời di ngôn cho môn đồ chép lại, sắp xếp công việc đạo, căn dặn học trò thân tín vận động tín đồ tích cực tham gia kháng chiến, tin tưởng vào chính phủ Cụ Hồ, cùng đồng bào cả nước đấu tranh giành độc lập. Ngày 19-6-1947, biết mình không qua khỏi, ông bảo học trò tắm rửa sạch sẽ, thay đạo phục cho ông, rồi day mặt về hướng Bắc, nói những lời chúc tụng cuối cùng về nhà nước độc lập, về sức khỏe của Hồ Chủ Tịch, sau đó niệm Phật rồi tắt thở. Năm 1956, để tỏ lòng tôn kính một vị chân tu yêu nước, giáo hội Phật giáo đã cùng các tín đồ tổ chức lễ Trà tỳ (tức lễ thiêu hài cốt đưa tro vào bảo pháp) tại chùa Tuyên Linh. Thời kháng chiến chống Pháp, chùa Tuyên Linh là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng. Trong những năm trước Đồng khởi, trong thế kìm kẹp khắc nghiệt của Mỹ, Diệm, vùng Tân Hương - Minh Đức, nơi có ngôi chùa Tuyên Linh, vẫn là nơi có phong trào mạnh. Các cơ quan Huyện ủy Mỏ Cày và Tỉnh ủy Bến Tre đã từng trú đóng tại đây trong sự đùm bọc của nhân dân và tín đồ đạo Phật giáo giữa những ngày khó khăn nhất của cách mạng.
Đến Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc du khách còn được hướng dẫn tham quan cơ sở sản xuất chỉ sơ dừa, se chỉ sơ dừa, dệt thảm sơ dừa… và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ làm từ chất liệu dừa, sản xuất kẹo dừa…
Hình ảnh
Về trang giới thiệu Mỏ Cày Nam - Mỏ Cày Bắc và Thạnh Phú
TTXTDL Ben Tre
Hình đại diện của người dùng
ttxtdlbentre
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: 15 Tháng 3 2011 07:29

Du lịch sông nước Bến Tre

gửi bởi ttxtdlbentre 06 Tháng 6 2011 15:45

Hình ảnh
Bến Tre là một tỉnh có nhiều sông rạch nhất đồng bằng sông Cửu Long. Sông Cửa Ðại, Cổ Chân, Hàm Luông, Ba Lai... nên đất dừa dường như là xứ sở của sông.

Ở các dòng sông, lại có những cù lao những cồn. Cồn Ốc giữa lòng Hàm Luông, cồn Tân Vinh trên sông Cửa Ðại là những cồn rợp mát mầu xanh của dừa, của lúa nhưng cũng rộm một mầu khi mùa cam tới, đỏ au khắp cù lao khi mùa chôm chôm về.
Hình ảnh
Với người dân Bến Tre, những con sông, những kênh rạch như mạch máu của quê hương. Con người gắn bó với dòng sông, con rạch từ thuở chào đời tới khi nhắm mắt xuôi tay. Ra khỏi nhà là kênh, là rạch. Thăm hỏi nhau, đi đi lại lại tất tất bằng ghe, bằng xuồng ít thấy xe cộ. Trong tiếng hát ru của người mẹ Bến Tre có âm vang sóng vỗ của những dòng sông, những con rạch, những cây cầu khỉ gập ghềnh.
Ai đã một lần đi trên sông dưới đêm trăng ngời ngời ánh vàng như ướt đẫm những tàu dừa nghiêng ngả bên sông, khó quên lời hát:
Những vườn dừa cành cao, cành thấp
Gió quặt quà cành lá xác xơ
Thương anh em vẫn đợi chờ...

Sông nước Bến Tre còn là nguồn tiềm năng của du lịch đường thủy. Mùa khô, ngày đẹp trời, du khách có thể dạo chơi trên sông nước.
Ðến Bến Tre, du khách còn được thưởng thức các món ăn đặc sản miệt vườn. Bến Tre không chỉ có dừa mà còn biết bao là tôm, cua, cá mực... mà người dân nơi đây sẽ sẵn sàng thết đãi. Rồi khách lại có thể ghé lên những cồn Ốc, cồn Chim, cồn Tân Vinh để ngắm nghía gần xa và lại để thưởng thức tiếp lần nữa những thứ đặc sản của các cồn bãi trên sông mà trên đất liền không có.
Bởi thế cho nên sông rạch Bến Tre không chỉ là danh lam thắng cảnh mà còn là nét văn hóa ẩm thực kỳ diệu, mời chào du khách muốn về vùng sông nước.
Hình ảnh
TTXTDL Ben Tre
Hình đại diện của người dùng
ttxtdlbentre
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: 15 Tháng 3 2011 07:29

Điểm đến du lịch sinh thái - miệt vườn hấp dẫn: Châu Thành

gửi bởi ttxtdlbentre 10 Tháng 6 2011 09:24

Cầu Rạch Miễu thân thương đã nối đôi bờ Bến Tre - Tiền Giang, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến xứ dừa Bến Tre “qua sông không còn phải lụy phà”.
Điểm đặt chân đầu tiên của du khách đến Bến Tre là huyện Châu Thành. Châu Thành nằm ở đầu cù lao Bảo và cù lao An Hóa, được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan thiên nhiên, đa dạng với những bờ sông hữu tình, với những hàng dừa, vườn cây trái xanh thẳm. Châu Thành có những tiềm năng như: đất đai, nước tưới, kinh tế vườn, nằm trên trục lộ giao thông thủy bộ, nơi cửa ngõ Bến Tre. Người dân nơi đây cũng có nhiều kinh nghiệm sản xuất, vì thế mà Châu Thành có những ưu thế về kinh tế - xã hội so với một số huyện khác của Bến Tre.
Hình ảnh
Châu Thành không có điều kiện vươn ra biển cả để đánh bắt hải sản như Bình Đại, Ba Tri, hay trồng rừng, nuôi tôm cá nước mặn và lợ hay nuôi nghêu như Thạnh Phú, Bình Đại. Nhưng Châu Thành đã tận dụng cảnh quan miệt vườn quanh năm xanh tươi với mùa nào trái cây ấy và cảnh sông nước hữu tình, mà phát triển các điểm du lịch sinh thái – miệt vườn khá hấp dẫn ở các xã Tân Phú, Thị trấn và các xã ven sông Tiền: Tân Thạch, Phú Túc, Tiên Thủy, Quới Sơn, An Khánh, cùng các cù lao trên sông như: Cồn Phụng, Cồn Qui, Cồn Tiên...
Hình ảnh
Đến với Châu Thành du khách không chỉ được ngắm nhìn kung cảnh làng quê thanh bình, mà còn lênh đênh thưởng ngoạn trên dòng sông Tiền, du khách sẽ nhìn thấy những hàng bần ven sông, rạch với những bông bần trắng tím là đà mặt nước, đung đưa trong gió. Những rặng dừa nước xanh um chạy dọc triền sông đến hút mắt, lả lơi trong sóng.
Hình ảnh
Những mái nhà lá đơn sơ thấp thoáng trong những vườn cây nặng trĩu trái. Những cô thôn nữ mặc áo bà ba, với những chiếc xuồng chèo chở du khách khám phá những cảnh đẹp trữ tình hay những điểm du lịch nép mình trong những bờ sông, rạch bát ngát màu xanh của vùng sông nước.
Hình ảnh
Điểm đến đầu tiên ở Châu Thành là Cồn Phụng hay còn gọi là cồn Đạo Dừa thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, ở cửa ngõ Bến Tre cách trung tâm thành phố Bến Tre 12km. Khu du lịch này nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền, được hình thành bởi phù sa. Đây là công trình kiến trúc độc đáo của nơi đã từng là thánh địa của đạo Dừa, với một số di tích như: Sân rồng, tòa tháp…
Hình ảnh
Đến đây, du khách sẽ càng ngỡ ngàng thích thú tham quan nơi sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, những đồ gia dụng bằng vật liệu Dừa. Nhìn các mặt hàng ở đây rất đa dạng, nhiều chủng loại để đáp ứng các nhu cầu khách du lịch và có thể bán ra các tỉnh lân cận.
Tại các điểm du lịch của Châu Thành du khách còn khám phá việc nuôi ong lấy mật từ hoa nhãn, sản phẩm này được cũng trưng bày bán tại chỗ cho du khách và phân phối cho các tỉnh lân cận. Và vô cùng thú vị khi du khách tham gia làm kẹo dừa, tráng bánh hay một công đoạn làm hàng thủ công mỹ nghệ ….
Hình ảnh
Hình ảnh
Ngoài điểm du lịch Cồn Phụng, du khách còn khám phá điểm đến tại Cồn Qui (xã Quới Sơn, xã Tân Thạch), Cồn Tiên (xã Tiên Long), du lịch sinh thái – miệt vườn Tân Phú; Đồng Quê, Quới An (xã Qưới Sơn); Hảo Ái, Phong Phú, Thảo Nhi, Diễm Phượng, Hồng Vân, Quê Dừa, Năm Thành…(xã Tân Thạch); du lịch Vườn dâu, An Khánh 2 (xã An Khánh)…
Hình ảnh
Châu Thành cũng rất phong phú và đa dạng các loại trái cây thơm ngon, du khách tham quan những điểm du lịch sinh thái - miệt vườn tại đây có thể vừa ăn trái cây mới hái, hớp ngụm trà pha mật ong ngọt lịm (mật ong khai thác tại vườn), đi xe ngựa, ngắm đom đóm về đêm, nghe đàn ca tài tử và có thể cùng tham gia giao lưu với loại hình nghệ thuật này… Những sản phẩm này do những người dân chất phác, hiền lành, hiếu khách của xứ sở sông nước miệt vườn nơi đây sáng tạo làm ra…
Hình ảnh
Các điểm phục vụ ẩm thực tại các điểm du lịch nơi đây được cất bằng tre lá, nhưng đầy đủ tiện nghi với những món ăn đặc sản, dân dã đặc sắc như: Cá bông lau, cá ngát nấu canh chua bần với rau muống đồng, bông súng, rau cải trời hay bông so đũa; cá điêu hồng hấp nấm mối với đọt bí hay bông bí; cá rô, cá kèo, cá lóc, cá trê, cá lòng tong kho tộ hoặc nồi đất hay tép rang dừa. Điều thú vị nhất là khoảng trước và sau tết Đoan ngọ (mùng 5/5âl), vùng đất này sản sinh sản vật thiên nhiên độc đáo và du khách có thể thưởng thức đó là “nấm mối” xào nước cốt dừa lá cách hay xào muối ớt; nấm mối quấn lá cách nướng; lẩu nấm mối hay canh mướp, canh rau vườn nấu với mấm mối… Với tất cả các yếu tố đó, lòng nhiệt tình, thân thiện, hiếu khách, các điểm du lịch sinh thái – miệt vườn Châu Thành sẽ làm du khách ấn tượng, hài lòng.
Đến Châu Thành, du khách không chỉ được thưởng thức những cảnh đẹp thiên nhiên sẵn có, mà du khách còn được thỏa sức đắm mình vào không gian kiến trúc nghệ thuật Đình Tân Thạch và kiến trúc cổ Chùa Hội Tôn tọa lạc ở xã Quới Sơn.
Hình ảnh
Ngoài ra, du khách còn tham quan cơ sở thêu Khánh Quyên (xã Tân Thạch) hay làng nghề đệt chiếu, dệt thảm sơ dừa (xã An Hiệp).
Hình ảnh
Những năm gần đây, Châu Thành còn có Khu du lịch Forever Green Resort (còn gọi tắt Resort bên bờ sông Tiền), do Công ty TNHH Thương mại Lô Hội đầu tư xây dựng có diện tích rộng 21 ha, tọa lạc tại ấp Phú Khương, xã Phú Túc. Đây là khu du lịch sinh thái có sức đầu tư lớn và bài bản nhất tại Bến Tre từ trước đến nay. Nằm sát sông Tiền, không gian tại đây êm ả, hiền hòa. Đến với Forever Green Resort, chúng ta có thể đi bằng 3 ngã: Từ ngã tư Tuần Đậu (Hữu Định) đi vào xã Tam Phước, ngang qua xã Tường Đa, đến xã Thành Triệu, rẽ về hướng xã Phú Túc (dài khoảng 8 km). Từ thành phố Bến Tre đến khu du lịch này 18 km. Một tuyến đường khác là đường từ xã An Khánh xuyên qua Phú Túc – Tân Phú (huyện lộ này đang làm và dự kiến hoàn thành vào năm 2011). Xe du lịch 12-20 chỗ ngồi vẫn có thể chạy một mạch, xuyên qua những vườn dừa xanh mát để đến khu du lịch. Khu du lịch được xây dựng bên bờ sông Tiền, nên đường thủy cũng rất thuận tiện.
Hình ảnh
Sau khi du khách khám phá, trải nghiệm các điểm du lịch sinh thái – miệt vườn, du khách có thể lưu trú qua đêm tại khách sạn hay nhà nghỉ ở thị trấn Châu Thành và xã An Khánh; mua quà lưu niệm đặc sản xứ dừa tại các đại lý ven Quốc lộ 60 (đoạn từ cầu Ba Lai đến trạm thu phí cầu Rạch Miễu). Hoặc du khách có thể lưu trú tại thành phố Bến Tre, tại đây du khách hòa mình khám phá nét đẹp lung linh huyền ảo về đêm của vùng sông nước xứ dừa; thưởng thức các món chè nước cốt dừa đặc sắc hay món ăn dân dã, đồng quê tại các điểm ẩm thực hai bên đường tránh quốc lộ 60 thuộc Phường Phú Tân, xã Sơn Đông và xã Bình Phú.
Nếu du khách muốn trở về với thiên nhiên, lắng mình với “tấu khúc đồng quê” của vùng du lịch sinh thái – miệt vườn, du khách có thể chọn điểm nghỉ tại nhà dân ở Châu Thành./.
TTXTDL Ben Tre
Hình đại diện của người dùng
ttxtdlbentre
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: 15 Tháng 3 2011 07:29

Tràm chim Vàm Hồ - huyện Ba Tri - Tỉnh Bến Tre

gửi bởi ttxtdlbentre 10 Tháng 6 2011 09:44

Hình ảnh
Du khách đến khám phá sân chim Vàm Hồ theo hướng đường bộ từ thành phố Bến Tre hoặc từ bến tàu du lịch Tiền Giang theo đường sông hướng ra biển khoảng 3 tiếng đồng hồ, nếu thuận con nước sẽ đến Tràm Chim Vàm Hồ. Ở Vàm Hồ, ngoài vũ điệu ngoạn mục của hàng ngàn cánh cò, cánh vạc và âm điệu đặc trưng của các loài chim hoang dã khác, kết hợp với cây lá xào xạc như tiếng con chim cuốc gọi đàn giữa đêm hè tĩnh mịch, tiếng bìm bịp kêu như một điệp khúc gọi con nước lớn, tiếng chim vịt kêu chiều chiều và nhiều loài chim nhỏ sống trong các lùm cây gần vực nước như:cuốc ngực trắng, trích, cúm núm, chàng nghịch, bìm bịp, thằng chài, chẽo chẹt, bông lau, chèo bẻo đuôi cò, chim vịt…Hiện tại nơi đây chỉ mới được đầu tư cho du lịch, nên còn hoàn toàn vẻ hoang sơ, nhưng chính nét hoang sơ này đang và sẽ thu hút khách du lịch. Với khách du lịch, đến Tràm Chim bằng tàu thú vị hơn và có thể ngắm được chim về đậu trắng cả bìa rừng phía sông.
Hình ảnh
Về trang giới thiệu Ba Tri
TTXTDL Ben Tre
Hình đại diện của người dùng
ttxtdlbentre
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: 15 Tháng 3 2011 07:29

Ba Tri - Điểm đến du lịch "Văn hóa - Lịch sử và Sinh thái"

gửi bởi ttxtdlbentre 10 Tháng 6 2011 10:07

Huyện Ba Tri nằm phía đông cù lao Bảo, có chung ranh giới con sông Ba Lai. Ba Tri có hàng chục kilômét bờ biển, trong đó có gần 20 km bãi biển. Ba Tri không có nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng là địa phương có nhiều di tích của các danh nhân nổi riếng, di tích lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng và cả môi trường sinh thái rừng và biển. Vùng đất này không còn cây trâm bầu hoang dã, thay vào đó, trên bờ là vườn cây ăn trái (chuối, xoài, mít), dưới nước nuôi cá rô đồng, sặc rằn…
Từ trung tâm thành phố Bến Tre, du khách men theo tỉnh lộ 885 qua huyện Giồng Trôm rối đến huyện Ba Tri (36 km). Cũng giống như những nơi khác, du khách đến đây thường là gắn với các ngày lễ hội, nghỉ hè, ngày tết.
Du khách có thể chọn các điểm quan, du lịch tại Ba Tri như: (Các bạn vui lòng click vào link xem chi tiết hơn)
* Tràm chim Vàm Hồ
* Di tích lịch sử Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu
* Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phú Lễ
* Di tích lịch sử Nhà ông Nguyễn Văn Cung và ngã ba cây da đôi
* Di tích Mộ nhà giáo Võ Trường Toản
* Các điểm tham quan khác
Hình ảnh
Đền thờ đốc binh Phạn Ngọc Tòng - xã An Hiệp
Hình ảnh
Hình ảnh
Quan cảnh nhà thờ Cái Bông - xã An Phú Trung
Hình ảnh
Tham quan nghề đan đát bằng tre, trúc - xã Phú Lễ và Phước Tuy
Hình ảnh
Đường làng Phú Lễ - Phước Tuy còn trồng tre, trúc truyền thống để phục vụ nghề đan đát
Hình ảnh
Nghề làm muối tại xã Bảo Thạnh và Bảo Thuận
Du khách có thể lưu trú qua đêm tại khách sạn hay nhà nghỉ ở thị trấn Ba Tri. Trên đường về thành phố Bến Tre du khách có thể mua quà lưu niệm hay đặc sản xứ dừa Bến Tre tại các đại lý ven tỉnh lộ 885 (địa phận huyện Giồng Trôm). Du khách có thể hòa mình hay tận tay tham gia vào quá trình sản xuất để khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm làng nghề truyền thống làm “Bánh phồng” tại ngã Sơn Đốc – xã Hưng Nhượng – huyện Giồng Trôm hoặc làng nghề “Bánh tráng” xã Mỹ Thạnh – Giồng Trôm.
Nếu không ở đêm lại Ba Tri, du khách có thể chọn điểm nghỉ tại các cơ sở lưu trú tại thành phố Bến Tre. Du khách cùng khám phá nét đẹp lung linh huyền ảo về đêm của vùng sông nước xứ dừa và thưởng thức các món chè nước cốt dừa đặc sắc (tại trung tâm Tp Bến Tre) hay món ăn dân dã, đồng quê tại các điểm ẩm thực đường tránh quốc lộ 60 thuộc Phường Phú Tân, xã Sơn Đông và xã Bình Phú./
Hình đại diện của người dùng
ttxtdlbentre
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: 15 Tháng 3 2011 07:29

Di tích lịch sử Mộ và khu tuởng niệm Nguyễn Đình Chiểu

gửi bởi ttxtdlbentre 10 Tháng 6 2011 10:18

Nguyễn Đình Chiểu, sau khi bị mù hai mắt, mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh ở Bình Vi, Gia Định. Khi quân Pháp chiếm thành Gia Định, ông chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Khi 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc, Nguyễn Đình Chiểu rời Cần Giuộc về Ba Tri (1862). Tại đây, ông tiếp tục mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn chống Pháp cho đến cuối đời. Những tác phẩm có giá trị nhất của ông đều được viết từ nơi đây.
Khu di tích Nguyễn Đình Chiểu, có quy mô lớn hơn, gồm đền thờ, nhà lưu niệm tại xã An Đức, huyện Ba Tri, cách trung tâm thị trấn 2km về phía nam, nhằm tỏ lòng kính yêu một nhà thơ yêu nước lớn của dân tộc ở nửa sau thế kỷ XIX, vừa để phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu, giáo dục truyền thống yêu nước đối với các thế hệ hôm nay.
Hình ảnh
Đền thờ Nguyễn Đình Chiểu và ngày hội văn hóa hàng năm (01/7) tại xã An Đức

Về trang giới thiệu Ba Tri
TTXTDL Ben Tre
Hình đại diện của người dùng
ttxtdlbentre
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: 15 Tháng 3 2011 07:29

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phú Lễ - Ba Tri - Bến Tre

gửi bởi ttxtdlbentre 10 Tháng 6 2011 13:22

Căn cứ vào bia còn lưu lại tại đình cho biết niên đại xây đình vào năm Minh Mạng thứ 7(1826) trên cơ sở ngôi đình bằng gỗ lá, được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 5(1851). Thềm và móng được cấu trúc bằng đá xanh, bên trên xây gạch. Đình gồm tất cả 10 gian: 6 gian chính dính liền với mái và 4 gian phụ bố trí theo lối chữ “Đinh”. Đình chính gồm võ ca, viên đường, thính đường, chánh đường và hậu đường. Cột đình bằng gỗ lim, đường kính 40cm, mái lợp ngói vảy cá.
Do chiến tranh và thời gian, các công trình kiến trúc và các hiện vật bài trí bên trong (hương án, cuốn thư, hoành phi, bình phong, bao lam, đồ lễ bộ…) đã bị xuống cấp và hư hỏng nhiều. Tuy nhiên, những phần cơ bản về kiến trúc vẫn còn nguyên, không bị bom đạn tàn phá, đặc biệt những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ sơn son, thếp vàng còn lưu giữ được đến hôm nay, đã nói lên rằng đình Phú Lễ là đình có quy mô lớn và đẹp nhất của các làng quê ven biển Bến Tre. Nét đẹp của đình một phần còn do cảnh quan thiên nhiên bên ngoài. Khuôn viên của đình khá rộng, trải ra trên khu đất giồng khô ráo, với hàng trăm cây cổ thụ toả bóng. Hàng năm, hội cúng đình – còn gọi là lễ kỳ yên tổ chức vào rằm tháng 3(âl). Vì là làng lớn, đông dân, nên trước đây mỗi năm trong kỳ tế xuân đều có rước đoàn hát bội về biểu diễn nhiều đêm liền. Lễ tế thu là lễ Cầu bông.
Hình ảnh
Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phú Lễ


Về trang giới thiệu Ba Tri
TTXTDL Ben Tre
Hình đại diện của người dùng
ttxtdlbentre
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: 15 Tháng 3 2011 07:29

Di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Văn Cung và ngã ba cây da đôi

gửi bởi ttxtdlbentre 10 Tháng 6 2011 13:26

Vị trí: tại huyện Ba Tri - tỉnh Bến Tre
Hình ảnh
Vào cuối tháng 4-1930, chi bộ ĐCSĐD đầu tiên của tỉnh Bến Tre được thành lập tại nhà ông Nguyễn Văn Cung. Chi bộ gồm 10 đảng viên, nguyên là hội viên của chi bộ VNTNCMĐCH trước đó, do đồng chí Nguyễn Văn Ân thay mặt liên tỉnh ủy lâm thời Mỹ Tho - Bến Tre đứng ra thành lập. Đồng chí Nguyễn Văn Trí thay mặt Liên tỉnh ủy lâm thời Mỹ Tho - Bến Tre công nhận chi bộ do đồng chí Nguyễn Văn An làm Bí thư. Chi bộ xã Tân Xuân, sau khi thành lập, đã tổ chức cuộc mít tinh quần chúng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5 tại cây da đôi, sau đó biến thành cuộc biểu tình tuần hành, thu hút trên 200 người tham dự. Tại đây, sau ngày giải phóng (30-4-1975), Sở Văn hóa - Thông tin đã tổ chức dựng bia lưu niệm về sự kiện lịch sử này.

Về trang giới thiệu Ba Tri
TTXTDL Ben Tre
Quay về Du lịch Miền Nam
 


  • Bài Viết Liên Quan
    Trả lời
    Xem
    Bài viết sau cùng

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.1 khách.