Chia sẻ kinh nghiệm du lịch các địa điểm Miền Nam như: Phú Quốc, TP. HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ...
Hình đại diện của người dùng
Fiditour
 
Bài viết: 172
Ngày tham gia: 29 Tháng 1 2010 09:45

Kinh nghiệm Du lịch Côn Đảo tự túc

gửi bởi Fiditour 28 Tháng 6 2011 14:24

Vườn quốc gia Côn Đảo đang phát triển du lịch sinh thái với nhiều loại hình như du lịch nghỉ dưỡng; du lịch thể thao, khám phá (câu cá, leo núi, bơi lặn, tắm biển…); du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học… ở 6 điểm và 11 tuyến du lịch. Khách du lich có thể đi theo đoàn, có hướng dẫn viên giúp đỡ, hoặc có thể tự do khám phá vẻ hoang sơ của đảo, dưới sự chỉ dẫn của lực lượng Kiểm lâm.

Hình ảnh
Đường Tôn Đức Thắng chạy dọc ven bờ biển với hàng cây bàng cổ thụ nổi tiếng của Côn Đảo.

Hồ An Hải – núi Thánh Giá

Từ trung tâm Vườn quốc gia Côn Đảo, khách du lich có thể đi bằng ôtô hoặc xe máy, xe đạp đến với điểm du lịch thích hợp cho người thích khám phá thiên nhiên, leo núi, ngắm cảnh thư giãn… Trên đường đi, các bạn sẽ đi qua khu vực hồ An Hải - một trong hai hồ nước ngọt lớn nhất cung cấp nước sinh hoạt cho dân đảo.

Mất khoảng hơn một giờ đồng hồ, các bạn sẽ chinh phục ngọn núi Thánh Giá cao 577 mét - cao nhất trong số các ngọn núi thuộc quần đảo lớn này. Trên đường xuyên rừng lên đỉnh núi này, các bạn sẽ thấy nhiều loài động, thực vật rừng quý hiếm và đặc hữu ở Côn Đảo.

Lên tới đỉnh núi, không khí mát mẻ, mây mù bao phủ xung quanh. Từ trên đỉnh núi, khách du lich có thể ngắm nhìn toàn cảnh quần đảo Côn Sơn, với thảm thực vật rừng nhiệt đới, một vùng biển xanh bao la, những hòn đảo lớn nhỏ vây quanh đảo lớn, nhìn thấy thị trấn Côn Đảo và hoạt động của tàu thuyền trong vịnh Côn Sơn…

Trên đường trở về thị trấn, khách du lich sẽ men theo đường ven núi vòng quanh khu dân cư của đảo chính để quan sát cuộc sống của người dân trên đảo.

Mũi Cá Mập – cảng Bến Đầm – hòn Trọc

Đi theo tuyến này, nên dùng ô tô từ thị trấn theo con đường nhựa chạy dọc theo bờ biển phía nam và tây nam của đảo Côn Sơn. Các bạn có thể nhìn thấy những hòn đảo ngoài khơi xa; ghé thăm khu dịch vụ hậu cần nghề cá và cảng Bến Đầm. Các bạn cũng có thể dừng chân ngắm cảnh và tắm biển ở bãi Nhát, một bãi biển đẹp và hoang sơ nằm cạnh đỉnh núi Tình Yêu – nơi hai ngọn núi như hình dáng của đôi trai gái đang tự tình… một khung cảnh yên bình và lãng mạn.

Sở Rẫy – bãi Ông Đụng

Mất khoảng 45 phút leo lên dốc núi, các bạn sẽ đến được vườn sinh thái Sở Rẫy. Đây là vườn cây trái được trồng vào đầu thế kỷ 20, hiện nay đang được cải tạo để cung cấp thức ăn cho động vật hoang dã và nơi đây có trồng xen kẽ những cây gỗ quý. Từ chòi quan sát trên đỉnh dốc, các bạn sẽ ngắm nhìn bao quát thị trấn Côn Đảo từ trên cao và một số loài động vật rừng đang tìm kiếm thức ăn.

Từ Vườn quốc gia Côn Đảo đến Sở Rẫy, các bạn cũng có thể đi theo đường mòn trong rừng để đến bãi biển Ông Đụng. Đây là một con đường khác để đến với bãi biển này. Mất khoảng một giờ đồng hồ, trên suốt dọc đường đi từ Sở Rẫy qua bãi Ông Đụng, khách du lich sẽ gặp những cây cổ thụ đã hơn trăm năm tuổi, những dây leo to bằng cánh tay người uốn quanh trông rất lạ mắt.

Sau khi nghỉ ngơi và thư giãn tại bãi Ông Đụng, bạn chỉ mất khoảng 25 phút xuyên qua cánh rừng nhiệt đi qua di tích lịch sử cầu Ma Thiên Lãnh để trở về lại Thị trấn. Nếu dừng chân để đọc những bảng diễn giải môi trường trên tuyến đường này, khách du lich sẽ có cơ hội khám phá thêm những điều thú vị.

Cầu Ma Thiên lãnh – hang Đức Mẹ – Ông Đụng

Di tích cầu đá Ma Thiên Lãnh - cây cầu do người Pháp xây dựng nối liền hai mỏm núi. Khởi công từ năm 1930 bằng lao công khổ sai, đến tháng 8 năm 1945 thì bỏ dở; chưa làm xong nhưng đã có tới 356 tù nhân bỏ mạng vì đói rét và tai nạn.

Ông Đụng là một vịnh nhỏ ăn sâu vào đảo lớn Côn Sơn, cách trung tâm thị trấn khoảng 3 km về phía tây. Trên đường đi, khách du lich sẽ dừng chân tham quan di tích lịch sử cầu Ma Thiên Lãnh. Sau đó chỉ cần khoảng 15 phút leo qua một dốc đá là đến hang Đức Mẹ, một hang đá nhỏ do người Pháp phát hiện rồi chọn nơi này làm nơi đặt tượng thờ Đức Mẹ Maria và đến cầu nguyện trong những năm chiếm đóng ở đây.

Tiếp tục xuyên qua rừng mưa nhiệt đới Ông Đụng, sau khoảng 20 phút sẽ đến bãi biển, khách du lich có thể dừng chân nghỉ tại trạm Kiểm lâm Ông Đụng, tham quan quang cảnh xung quanh, hoặc bơi với ống thở xem san hô, xem ốc tai tượng...

Hình ảnh
Hồ An Hải

Khi chọn tuyến tham quan này, các bạn nên xuất phát trước lúc bình minh lên để có thể thưởng thức tiếng hót của nhiều loài chim rừng. Trên đường xuyên qua rừng mưa nhiệt đới, khách du lich nên đọc các bảng diễn giải môi trường đặt dọc đường đi để hiểu biết thêm về khu rừng nhiệt đới giữa biển này. Nếu có điều kiện ngắm hoàng hôn xuống ở bãi biển Ông Đụng thì các bạn có thể thỏa mãn với mong muốn klhám phá và tận hưởng cảnh trí thiên nhiên biển đảo tuyệt vời.

Bãi Đầm Trầu

Đây là một bãi biển hoang sơ nằm về phía tây bắc của đảo Côn Sơn, gần khu vực Cỏ Ống; được nhiều khách du lich cho là bãi biển đẹp nhất ở Côn Đảo. Các bạn nên dành hẳn một ngày đến đây tắm biển, vui chơi dã ngoại, mắc võng trong rừng phi lao nằm nghe tiếng gió biển vi vu và ngắm nhìn những chú sóc thoăn thoắt chạy nhảy trên cành cây cao. Cũng nên biết rằng Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi duy nhất ở Việt Nam có loài sóc Mun, sóc Đen vô cùng quý hiếm.

Vịnh Đầm Tre

Các bạn có thể chọn một trong hai cách: đi bộ xuyên rừng hoặc đi bằng tàu du lịch.

Từ trung tâm Vườn Quốc gia Côn Đảo hoặc từ thị trấn huyện, khách du lich xuất phát bằng ô tô hoặc xe máy về hướng sân bay Cỏ Ống, sau đó đi bộ xuyên qua khu rừng mưa nhiệt đới trong khoảng gần 2 giờ đồng hồ. Theo lộ trình này, các bạn sẽ leo qua núi Yên Ngựa, dọc đường sẽ gặp nhiều loài động vật hoang dã như sóc, khỉ, kỳ đà, cua núi… và những loại cây quý hiếm như lát hoa, găng néo… nhất là sẽ được thấy rất nhiều cây cổ thụ lâu năm và nhiều loài dây leo tại tuyến rừng này.

Nếu đi bằng tàu du lịch, sẽ đi về phía đông bắc của đảo Côn Sơn. Trên đường đi, khách du lich sẽ được ngắm cảnh đẹp của vịnh Côn Sơn, mũi Lò Vôi, bãi biển Đất Dốc, mũi Chim Chim, vịnh Đông Bắc…

Đến vịnh Đầm Tre, các bạn có thể tham quan rừng ngập mặn, bơi với ống thở để ngắm san hô, xem chim yến làm tổ trong mùa sinh sản và nhiều loài sinh vật biển khác.

Côn Sơn – hòn Tài – hòn Bảy Cạnh – hòn Cau

Đi tàu khoảng 25 phút về phía đông nam của đảo Côn Sơn sẽ đến hòn Tài. Tại đây, các bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh vịnh Côn Sơn từ xa và các đảo nhỏ xung quanh, neo đậu tàu để câu cá giải trí, bơi lội với ống thở để xem một trong những điểm có rạn san hô đẹp nhất vùng biển Côn Đảo, tham quan trạm bảo tồn rùa biển, khu nuôi thực nghiệm khỉ Mặt Đỏ, một loài khỉ quý hiếm, tham quan khu rừng nguyên sinh để có thể thấy nhiều loài chim rừng quý hiếm.

Tiếp tục theo lộ trình này, sau 25 phút, tàu sẽ cập vào hòn Bảy Cạnh. Tại đây, các bạn có thể tham quan, tìm hiểu việc bảo tồn rùa biển; leo lên núi (cao 325 mét) để viếng thăm ngọn hải đăng được xây dựng từ năm 1884, đến nay vẫn được duy trì hoạt động với tầm xa 72km, soi đường cho tàu bè khắp nơi qua lại; tham quan khu rừng ngập mặn đẹp nhất trong số những rừng ngập mặn ở Côn Đảo; bơi lội xem san hô, thư giãn trên bãi biển dài với bờ cát trắng mịn, hoang sơ, yên tĩnh.

Bãi cát Lớn tại đây chính là bãi đẻ lớn nhất của rùa biển Côn Đảo. Vào mùa rùa biển lên bãi làm tổ, từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm, khách du lich có thể nghỉ qua đêm tại đây để chờ xem rùa biển làm tổ và đẻ trứng.

Các bạn cũng có thể đi thẳng từ Côn Sơn đến hòn Bảy Cạnh bằng tàu, mất khoảng 45 phút. Sau đó đi tiếp sang hòn Cau. Nằm về phía đông của đảo Côn Sơn, cách hòn Bảy Cạnh khoảng 30 phút đi tàu, các bạn sẽ đến đảo hòn Cau. Trong 30 phút di chuyển trên biển, các bạn sẽ được ngắm nhìn cảnh đẹp của vịnh Côn Sơn từ xa.

Hòn Cau là nơi duy nhất trong số các đảo ngoài khơi trong quần đảo Côn Sơn có nguồn nước ngọt quanh năm, có nhiều loài cây ăn quả và là một trong những điểm quan trọng cho công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm. Đến hòn Cau, khách du lich có thể tìm hiểu nhiều hệ sinh thái kỳ thú và tận hưởng phong cảnh đẹp hoang sơ và một môi trường trong lành. Bơi lội với ống thở để ngắm nhìn các rạn san hô; tham quan rừng cây ăn quả và rừng mưa nhiệt đới để được thấy nhiều loài động vật hoang dã như kỳ đà, tắc kè, dơi quạ và một số loài chim quý hiếm. Tại đây, khách du lich cũng có thể nghỉ qua đêm để xem rùa biển lên bãi đẻ trứng hoặc nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng…

Vòng quanh đảo Côn Sơn, ghé tham quan hòn Tre Lớn

Xuất phát từ cầu tàu du lịch hướng về phía đông bắc của đảo Côn Sơn, vòng qua phía bên kia của đảo, ghé tham quan hòn Tre Lớn, sau đó, tiếp tục lộ trình về phía đông nam. Trên suốt chuyến đi, khách du lich sẽ được ngắm nhìn cảnh đẹp của vịnh Côn Sơn, mũi Lò Vôi, bãi biển Đất Dốc, mũi Chim Chim, vịnh Đông Bắc, vịnh Đầm Tre, ngang qua bãi Ông Đụng, hòn Tre Nhỏ…

Sau hơn một giờ đồng hồ, khách du lich sẽ tạm dừng chân tại hòn Tre Lớn. Bãi cát trắng phau trước trạm Kiểm lâm hòn Tre Lớn cũng là một trong những bãi đẻ lớn của rùa biển. Tại đây, khách du lich sẽ được giới thiệu về công tác bảo tồn và những điều thú vị về loài sinh vật biển hiền lành và quý hiếm này. Rạn san hô ở đây cũng là một trong những rạn san hô đẹp nhất trong vùng biển Côn Đảo. Ngoài ra, khách du lich còn có thể nhìn thấy nhiều loài sinh vật biển khác như ốc Đá, trai Tai Tượng với rất nhiều màu sắc lấp lánh dưới làn nước trong xanh…

Tiếp tục với lộ trình vòng quanh đảo chính, khách du lich sẽ được tham quan cảnh đẹp của vịnh Bến Đầm, hòn Trọc, cảng biển Bến Đầm, khu công nghiệp Bến Đầm, hòn Bà, hòn Vung và mũi Cá Mập…

Thông tin về Côn Đảo

Côn Đảo gồm 16 hòn đảo; hòn lớn nhất tập trung hầu hết dân cư (khoảng 5.500 người) của quần đảo với 3 khu vực chính: Cỏ Ống ở phía Bắc, thị trấn Côn Sơn ở trung tâm và Bến Đầm ở phía Nam. Côn Đảo cách cửa sông Hậu 83 km, cách Vũng Tàu 185 km, cách TPHCM 230 km; nằm trong vùng biển nước sâu, trên trục đường hàng hải quốc tế, giữa ngư trường chính của cả nước.

Côn Đảo rộng 76,78 km2, chủ yếu là đồi núi (6.238 héc ta đồi núi, chiếm 88,4% diện tích tự nhiên); núi Thánh Giá cao nhất, 577 mét. Mỗi năm Côn Đảo đón hai mùa gió: gió mùa Đông Bắc (cuối tháng 10 đến tháng 4 năm sau) và gió mùa Tây Nam (từ đầu tháng 5 đến tháng 10). Côn Đảo có nhiệt độ ôn hòa nhất trong vùng biển ven bờ nước ta; nhiệt độ trung bình là 27,8 độ C.

Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập từ ngày 31-3-1993 trên cơ sở chuyển hạng Khu Rừng cấm Côn Đảo, có tổng diện tích 19.992 héc ta. Trong đó diện tích rừng và đất có rừng 5.991 héc ta, diện tích vùng bảo vệ đa dạng sinh học biển 14.000 héc ta; ngoài ra còn có vùng đệm biển 20.500 héc ta.

Du lịch Miền Nam:
Kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu
Hình đại diện của người dùng
luongminh
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: 27 Tháng 8 2012 15:01

Ăn chơi xem gì ở Côn Đảo?

gửi bởi luongminh 17 Tháng 10 2012 09:24

Thời gian nào tốt nhất?
Mùa khô ở Côn Đảo từ tháng 11 tới tháng 4 có gió mùa đông bắc, mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10 có gió Tây Nam.

Tháng 10 đến hết tháng 2 là thơi gian biển động, chi phí sinh hoạt tại Côn Đảo mùa này thường rất đắt đỏ do tàu bè chuyên chở hàng hóa không thể ra đảo. Phương tiện đến Cồn Đảo thời gian này tốt nhất là bằng máy bay.

Tháng 3 đến hết tháng 9 là thời gian biển êm, mặc dầu là mùa mưa nhưng các trận mưa ở Côn Đảo chủ yếu là mưa rào kéo dài không quá 1H đồng hồ, các thời gian khác trong ngày vẫn có ánh nắng chan hòa. Có thể nói thời gian tháng 3 đến tháng tháng 9 là thơi gian tốt nhât để đến Côn Đảo.Phương tiện đến Côn Đảo thời gian này có thể bằng máy bay hoặc bằng tàu. Do đặc thù của vùng biển Đông là sóng to nên việc khám phá thế giới đại dương tốt nhất là từ ra tết đến hết tháng 9 khi mặt biển luôn êm đềm:

Ăn gì?
Ở Côn Đảo hầu như không có một nhà hàng nào. Việc ăn uống tốt hơn là nên ăn trong các khách sạn mặc dầu giá hơi cao. Các món ăn đặc trưng ở Côn Đảo có thể kể đến như Vú nàng nướng hoặc hấp, trùn biển xào mướp, mứt hạt bàng. Một số món ăn đặc sản khác như mắn nhum, mắm hàu, gỏi cá mập cũng được nhắc đến nhưng rất khó tìm thấy trong thực đơn của các nhà hàng trong khách sạn.

Ở đâu?
Các khách sạn ở Côn Đảo còn rất ít, có thể kể đến như Sài Gòn Côn Đảo Resort, Côn Đảo Resort, Seatravel Resort và khách sạn ATC, ngoài ra, còn có một vài nhà nghỉ không nhiều nên ban sẽ không mất nhiều công sức để chọn cho mình một khách sạn vừa túi tiền.

Đi lại bằng phương tiện gì?
Trên đảo chưa có một hãng taxi nào nên việc đi lại chủ yếu bằng xe hơi, tùy xe số hay xe tay ga.

Xem gì?
- Rừng Ông Đụng: Tham quan vườn quốc gia Côn Đảo bằng hình thức đi bộ một khoảng ngắn xuyên qua rừng mưa nhiệt đới, đến bãi biển Ông Đụng của bờ bên kia của đảo. Nếu sức khỏe cho phép, bạn có thể tắm biển và ngắm san hô bằng ống thở tại đây.

- Bình Minh tại Mũi Cá Mập: Hãy thức dậy thật sớm và ngắm nhìn mặt trời mọc qua hòn Bảy Cạnh. Các đám mây trên bầu trời cùng với tia nắng ban mai sẽ tạo nên một màn trình diễn ánh sáng kỳ ảo

- Hoàng hôn tại bãi Nhát: Sau một ngày khám phá Côn Đảo, du khách có thể thả mình với thiên nhiên tại bãi biển, ngắm nhìn hoàng hôn diệu đẹp từ từ lặn qua Đỉnh Tình Yêu. Bãi Nhát chỉ xuất hiện vài giờ một ngày. Các thời gian khác bãi biển này chìm ngập trong nước và ít được người biết đến

- Bãi biển Đất Dốc: một bãi biển hoang sơ dài và thoai thoải, du khách có thể tự mình khám phá bãi biển nơi đây với những hẻm núi ăn tận bờ biển, tạo nên những bãi tắm nhỏ riêng tư và lãng mạn

- Bãi biển Lò Vôi: đây là một bãi tắm thích hợp cho gia đình và nằm gần khách sạn

- Bãi biển Đầm Trầu: được xem như bãi tắm đẹp nhất, du khách có thể vừa tắm biển vừa lặn ngắm biển tại đây

- Xem Vích đẻ: Mất 1H đồng hồ để có thể đến được hòn Bảy Cạnh để xem Vích đẻ. Đây là một hoạt động khá thú vị nhưng chi phí quá cao (có khi được hét giá đến 190 USD/USD/khách) do hoạt động này được quản lý độc quyển bởi Ban Quản Lý Rừng Quốc Gia.

Chơi gì?
- Lặn ngắm san hô: Bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại san hô cũng như các loại cá rất ấn tượng tại hầu hết các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo lớn Côn Đảo. Hệ thống san hô tại Côn Đảo có thể nói là phong phú vào bậc nhất Việt Nam

- Câu cá: Câu cá có hai dạng, câu cá giải trí (thời gian nửa hoặc 1 ngày) hay câu cá chuyên nghiệp (thời gian thường từ 3 ngày 2 đêm trở lên). Dù là câu cá giải trí hay câu cá chuyên nghiệp thì hoạt động này đặc biệt thu hút các câu thủ từ khắp mọi nơi đến đây.
Hình đại diện của người dùng
luongminh
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: 27 Tháng 8 2012 15:01

Côn Đảo vùng đất biển mới

gửi bởi luongminh 18 Tháng 10 2012 08:38

Huyện Côn đảo là một quần đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ nằm giữa đại dương cách Vũng Tàu 185km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230km, cách cửa sông Hậu (Cần Thơ) khoảng 83km. Diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng 76km2, trong đó hòn đảo lớn nhất có diện tích 51,52km2 gọi là Côn Lôn hay Côn Đảo là trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị - xã hội của huyện. Dân số năm 2007 khoảng 5.600 người, chưa có đơn vị hành chính phường, xã, chỉ có các Khu dân cư.

Huyện Côn Đảo có tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch, khai thác chế biến hải sản, phát triển cảng biển, dịch vụ dầu khí và hàng hải. Bờ biển dài 200km, có nhiều bãi tắm đẹp tuyệt vời như bãi Đất Dốc, Bãi Cạnh, bãi Đầm Trầu, bãi Hòn Cau, bãi Hòn Tre... Thêm vào đó là vườn Quốc gia Côn Đảo diện tích gần 6.000ha trên đất liền và 14.000ha mặt biển với nhiều loại cây và thú quý hiếm. Nói đến Côn Đảo, ai cũng biết nơi đây có hệ thống nhà tù khủng khiếp của Pháp, Mỹ với nhiều trại giam lớn như: trại Phú hải, Phú Sơn, Phú Tường, Phú Bình, chuồng cọp, chuồng bò cùng khu nhà Chúa Đảo và khu nghĩa trang Hàng Dương nơi chôn cất 20.000 tù nhân chủ yếu là các chiến sĩ cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến.

Môi trường sống ở Côn Đảo rất trong lành, nhiệt độ bình quân khoảng 26 – 27độC mát mẻ quanh năm. Tất cả những điều kể trên là tiềm năng du lịch của Côn Đảo với các loại hình phong phú như: Du lịch tắm biển nghỉ ngơi, du lịch tham quan di tích lịch sử, du lịch sinh thái (lặn, câu cá, leo núi, tham quan rừng biển, sinh vật biển...). Hàng năm Côn Đảo đón hàng trăm nghìn lượt khách đến du lịch. Đến với Côn Đảo, du khách được nghỉ ngơi tại những cơ sở lưu trú đầy đủ tiện nghi như: khách sạn Phi Yến, Sài Gòn Tourist, nhà khách vườn Quốc gia Côn Đảo.

Ngoài du lịch, Côn Đảocòn là trung tâm ngư trường khai thác hải sản của Tỉnh và phía Nam. Trung ương và tỉnh đã tiến hành đầu tư cảng cá Bến Đầm dài 336m cho tàu 2.000 tấn cập bến. Riêng huyện cũng có đội tàu khá lớn, hàng năm đánh bắt khoảng 10.000 tấn hải sản các loại. Côn Đảo chỉ cách đường hàng hải Quốc tế (trục Bắc – Nam) có 60km. Từ Côn Đảo, tàu thuyền ngược lên phía Bắc Á như Nga, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hải Nam, Thẩm Quyến, Hồng Kông. Nếu xuôi xuống Nam là đến các nước Đông Nam Á như: Singapore, Indonesia, Malaysia, Campuchia,Thailand. Trong tương lai kênh đào KRA ở Thailand được mở nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương mở ra trục Đông – Tây thì Côn Đảo sẽ nằm ở ngã tư giao thông biển quốc tế.

Những năm gần đây, cuộc sông và sinh hoạt của người dân ở Côn Đảo có phần khởi sắc. Đường sá, sân bay, bến cảng đang đợc trùng tu. Ngư trường Côn Đảo sôi động hẳn bởi các dịch vụ hậu cần nghề cá Tàu các tỉnh có lúc cặp vào Côn Đảo tử 5000 đến 6000 chiếc. Du khách trong và ngoài nước đến côn Đảo ngày càng nhiều. Hiện tại, ngoài hai tuyến bay từ Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và Vũng Tàu, Côn Đảo còn có 5 chiếc tàu lớn loại 100 giường nằm và 3 tàu chở hàng từ 50 đến 250 tấn. Đến Côn Đảo, ngoài giờ làm việc nghỉ ngơi, du khách có thể dạo quanh quần đảo, chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng riêng cho nơi này và có thể tìm đợc rất nhiều thông tin của quá khứ chứa đựng trong mỗi di vật trên hòn đảo còn nhiều bí ẩn này.

Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor. Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo. Côn Đảo cũng là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Côn Đảo có cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh (106°36′) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (8°36′).

Quần đảo Côn Đảo gồm 16 hòn đảo với tổng diện tích 76 km².
• Côn Lôn hay Côn Sơn, Phú Hải, 51,52km²
• Hòn Côn Lôn Nhỏ, hay Hòn Bà, Phú Sơn, 5,45km²
• Hòn Bảy Cạnh, hay Hòn Bãi Cạnh, Phú Hòa, 5,5km²
• Hòn Cau, hay Phú Lệ 1,8km²
• Hòn Bông Lan, hay Bông Lang, Bông Lau, Phú Phong, 0,2km²
• Hòn Vung, hay Phú Vinh 0,15km²
• Hòn Ngọc, hay hòn Trọc, hòn Trai, Phú Nghĩa, 4,4km²
• Hòn Trứng, hay hòn Đá Bạc, hòn Đá Trắng, Phú Thọ, 0,1km²
• Hòn Tài Lớn, hay Phú Bình 0,38km²
• Hòn Tài Nhỏ, hay Hòn Thỏ, Phú An, 0,1 km²
• Hòn Trác Lớn, hay Phú Hưng 0,25km²
• Hòn Trác Nhỏ, hay Phú Thịnh 0,1km²
• Hòn Tre Lớn, hay Phú Hòa 0,75km²
• Hòn Tre Nhỏ, hay Phú Hội, 0,25km²
• Hòn Anh, hay Hòn Trứng Lớn
• Hòn Em, hay Hòn Trứng Nhỏ

Tên gọi
Tên Côn Đảo có nguồn gốc Mã Lai từ chữ "Pulau Kundur" nghĩa là "Hòn Bí". Người Âu Châu phiên âm là "Poulo Condor". Sử Việt thì gọi là "Đảo Côn Lôn" có thể cũng từ "Kundur" mà ra.
Riêng tên tiếng Miên của đảo là "Koh Tralach".

Thị trấnCôn Đảo
Nằm trên một thung lũng hình bán nguyệt ở tọa độ 106°36′10″ kinh độ Đông và 8°40′57″ vĩ độ Bắc. Cao độ trung bình khoảng 3 m so với mặt nước biển. Chiều dài từ 8 đến 10 km và chiều rộng từ 2 đến 3 km. Một mặt trông ra biển (Vịnh Đông Nam). Ba mặt còn lại vây quanh là núi, chính nơi đây tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả quần đảo. Từ đất liền có những chuyến du lịch thường xuyên ra Côn Đảo.
Thị trấn Côn Đảo nằm ở khoảng giữa của sân bay Cỏ Ống và cảng Bến Đầm. (khoảng cách ước chừng khoảng 12 km). Thị trấn Côn Đảo là nơi tập trung dân cư, khu resort nghỉ dưỡng phục vụ du khách và các đơn vị hành chính của huyện Côn Đảo.
Hình đại diện của người dùng
luongminh
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: 27 Tháng 8 2012 15:01

Lịch sử phát triển Côn Đảo thế kỷ 20

gửi bởi luongminh 23 Tháng 10 2012 09:12

1933: Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Côn Đảo ra đời

10-3-1945: Hai tàu chiến Nhật đổ một trung đội lính lên chiếm Côn Đảo

Tháng 8-1945, Đảo ủy đă lănh đạo 2000 tù chính trị giành chính quyền lại Côn Đảo. Ủy ban hành chính Nam bộ đưa tàu ra đón tù chính trị về, bổ sung vào các cấp lănh đạo quân - dân chính Đảng ở Nam bộ.

18-4-1946: Pháp trở lại chiếm Côn Đảo.

Tháng 9-1954, nguỵ quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục chế độ lao tù của thực dân Pháp đã đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn.

Ngày 22-10-1956, theo sắc lệnh Diệm ký thành lập tỉnh Côn Sơn, một tỉnh không có dân cư, chỉ có người tù và bộ máy trị tù.
1956: Chính quyền Sài Gòn nâng cấp hải đảo Côn Sơn thành tỉnh Côn Sơn.

Ngày 24-4-1965, nguỵ quyền Sài Gòn đổi tỉnh Côn Sơn thành cơ sở hành chính Côn Sơn, trực thuộc Bộ Nội vụ và chức tỉnh trưởng được đổi thành Đặc phái viên hành chánh. Tháng 4-1965: Sắc lệnh 75-NV của chính quyền Sài G̣n đă băi bỏ tỉnh Côn Sơn, đồng thời thiết lập ở đây một cơ sở hành chánh trực thuộc trung ương.

1970: Chính quyền Sài Gòn sáp nhập Côn Đảo vào tỉnh Gia Định.

Sau hiệp định Paris (27-1-1973) nguỵ quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn đánh lạc hướng dư luận Quốc tế, lại đổi tên quần đảo này một lần nữa. Cai tên PHÚ HẢI xa lạ (thị trấn Phú Hải tỉnh Gia Định) được nhắc đến trong các văn-thư-từ của Mỹ nguỵ từ ngày 1-11-1974 và cũng là ngày các hòn đảo cũng như các trại tù đều có ghép chữ “PHÚ”.

Ngày 1-5-1975 , Côn Đảo hoàn toàn giải phóng, thoát khỏi cảnh “ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN” trải qua 113 năm.

Tháng 5-1975 , Côn Đảo được gọi là tỉnh Côn Đảo. 1-5-1975: Chính quyền cách mạng ở Côn Đảo được thành lập.
4-5-1975: Ủy ban quân quản Côn Đảo được thành lập.

Tháng 1-1977, huyện Côn Đảo - Tỉnh Hậu Giang. Côn Đảo được sáp nhập vào tỉnh Hậu Giang.

Tháng 5-1979 , quận Côn Đảo - Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo được thành lập, Côn Đảo trở thành một quận của đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, trực thuộc trung ương của nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tháng 10-1991 đến nay: Huyện Côn Đảo, tỉnh BR-VT.

Hiện nay Côn Đảo là một huyện chính quyền 1 cấp, thông qua các cơ quan chức năng huyện , trực tiếp đến địa bàn dân cư. Dân số tính đến cuối năm 2009 là 6813 người, gồm 9 khu dân cư.

* Thị trấn Côn Đảo: nằm trên một thung lũng hình bán nguyệt ở toạ độ 106036/10/ vĩ độ Bắc. Cao độ trung bình khoảng 3m so với mặt nước biển. Chiều dài từ 8 đến 10km và chiều rộng từ 2 đến 3km. Một mặt trông ra biển (VỊNH ĐÔNG NAM). Ba mặt còn lại vây quanh là núi, chính nơi đây tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả quần đảo .
Hình đại diện của người dùng
luongminh
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: 27 Tháng 8 2012 15:01

Di tích cầu tàu Côn Đảo, dinh chúa Đảo

gửi bởi luongminh 07 Tháng 11 2012 09:00

Cầu Tàu 914 được khởi công xây dựng vào văn 1873,với chiều dài là 107m, từ mép lộ trước cổng dinh Chúa Đảo lao thẳng ra vịnh Côn Sơn. Cần Tàu là dấu ấn sâu lắng nhất đọng lại trong các di tích lịch sử. Trong hơn một thế kỷ qua chọn là những phiến đá ngổn ngang, sắp lớp. Những tảng đá đó đã đè nát bao nhiêu thân tù khi họ đưa nó từ núi Chùa về đây.
Cầu Tàu đã từng rợp bóng cờ đỏ sao vàng những ngày Cách Mạng Tháng Tám(1945) thành công ở Côn Đảo. Trên 2000 tù nhân đã trở về tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. Một số người đã trở thành những đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngày 4/5/1975 trên chuyến tàu đầu tiên ra giải phóng Côn Đảo 500 bức ảnh Bác Hồ được in lụa đã được chuyển tới Cầu Tàu để về đất liền, chấm dứt hơn một thế kỷ "địa ngục trần gian " nơi Côn Đảo.
Con số 914 được đặt tên cho cầu là do người tù nhẩm tính số người tù ngã xuống vì lao dịch, tai nạn trong quá trình khổ sai xây cầu.

Dinh Chúa Đảo :
Tổng diện tích 18.600m2 trong đó nhà chính và phụ 1.250m2, sân vườn 17.000m2.
Đây là nơi ở và làm việc của 53 tên chúa Đảo trải qua 113 năm (1862-1975)
Từ sau ngày giải phóng đến nay, nhà chúa Đảo được dùng làm nơi trưng bày lưu niệm về khu di tích Côn Đảo.

Cầu Ma Thiên Lãnh :
Dưới chân núi Chúa, con đường từ thị trấn chạy tới đó chia làm 3 nhánh: Nhánh thứ nhất chạy từ Nghĩa Trang Hàng Dương. Nhánh thứ nhì chạy qua khu Sở Tiêu. Nhánh thứ 3 (ở giữa 2 nhánh kia) chạy thẳng lên đèo Ông Đụng qua rặng núi tới bãi Ông Câu bên bờ tây của Đảo.
Từ năm 1930-1945 thực dân Pháp mở nhánh này đến sở Ông Câu để tiện kiểm soát tù vượt ngục.
Khi mở đường bọn chúa ngục bắt tù nhân khiêng đá xây trên đèo Ông Đụng một cây cầu. Do địa thế núi cheo leo, hiểm trở, lao dịch nặng nhọc quá sức, người tù bị chết hại đến 356 người (theo người tù nhẩm tính) mà cầu chỉ mới xây được 2 mố cầu, mỗi mố cao khoảng 8m.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, công trình này bỏ dở dang.
Tên MA THIÊN LÃNH do tù nhân lấy tên ngọn núi Ma Thiên Lãnh ở Triều Tiên, địa thế hiểm ác khó lên xuống, phỏng theo truyện tàu “Tiết Nhân Qúi Chinh Đông” đặt tên cho cầu này.

Nhà Công Quán :
Phía trong của cầu tàu, bên trái (cách bờ biển khoảng 20m) có một nhà Công Quán được xây dựng cùng thời điểm với Cầu Tàu, trên tường có tấm biển ghi bằng chữ Pháp: “Dans cette maison, vécut le grand compositeur Camille Saint-Saeens du 20 mars au 19 Avril 1895. II acheva 1/opéra BRUNEHILDA”.
Có nghĩa là : Tại ngôi nhà này, nhà soạn nhạc vĩ đại Camille Saint-Saeens đã từng sống từ ngày 20-3 đến 19-4-1895. Tại đây ông đã hoàn thành vở nhạc kịch BRUNEHILDA.
Đó là dấu tích của một nhà soạn nhạc lớn của nước Pháp có chân trong viện Hàn Lâm ở Pa-Ri đã đến thăm Côn Đảo.
Hình đại diện của người dùng
dulichghep
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: 10 Tháng 1 2013 08:39
Đến từ: công ty du lịch hành trình phương đông

Côn Đảo - Những điều cần biết P1

gửi bởi dulichghep 26 Tháng 2 2013 14:12

Thời gian nào tốt nhất?
Mùa khô ở Côn Đảo từ tháng 11 tới tháng 4 có gió mùa đông bắc, mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10 có gió Tây Nam.

Tháng 10 đến hết tháng 2 là thơi gian biển động, chi phí sinh hoạt tại Côn Đảo mùa này thường rất đắt đỏ do tàu bè chuyên chở hàng hóa không thể ra đảo. Phương tiện đến Cồn Đảo thời gian này tốt nhất là bằng máy bay.

Tháng 3 đến hết tháng 9 là thời gian biển êm, mặc dầu là mùa mưa nhưng các trận mưa ở Côn Đảo chủ yếu là mưa rào kéo dài không quá 1H đồng hồ, các thời gian khác trong ngày vẫn có ánh nắng chan hòa. Có thể nói thời gian tháng 3 đến tháng tháng 9 là thơi gian tốt nhât để đến Côn Đảo.Phương tiện đến Côn Đảo thời gian này có thể bằng máy bay hoặc bằng tàu.

Hình ảnh

Ăn gì?
Ở Côn Đảo hầu như không có một nhà hàng nào. Việc ăn uống tốt hơn là nên ăn trong các khách sạn mặc dầu giá hơi cao. Các món ăn đặc trưng ở Côn Đảo có thể kể đến như Vú nàng nướng hoặc hấp, trùn biển xào mướp, mứt hạt bàng. Một số món ăn đặc sản khác như mắn nhum, mắm hàu, gỏi cá mập cũng được nhắc đến nhưng rất khó tìm thấy trong thực đơn của các nhà hàng trong khách sạn.

Ở đâu?
Các khách sạn ở Côn Đảo còn rất ít, có thể kể đến như Côn Đảo Resort, Sài Gòn Côn Đảo Resort, Seatravel Resort và khách sạn ATC, giá phòng giao động từ 50 USD/phòng/đêm đến 140 USD/phòng/đêm, ngoài ra, còn có một vài nhà nghỉ, giá phòng giao động từ 250.000 Đ/phòng/đêm đến 300.000 Đ/phòng/đêm không nhiều nên ban sẽ không mất nhiều công sức để chọn cho mình một khách sạn vừa túi tiền.

Đi lại bằng phương tiện gì?
Trên đảo chưa có một hãng taxi nào nên việc đi lại chủ yếu bằng xe hơi, giá cho thuê từ 800.000Đ/ngày hay xe gắn máy, giá cho thuê 120.000Đ/ngày đến 150.000Đ/ngày tùy xe số hay xe tay ga.

Hình ảnh

nguồn: dulichghep.com
Sửa lần cuối bởi dulichghep vào ngày 07 Tháng 3 2013 11:10 với 1 lần sửa.
Hình đại diện của người dùng
dulichghep
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: 10 Tháng 1 2013 08:39
Đến từ: công ty du lịch hành trình phương đông

Côn Đảo - Những điều cần biết P2

gửi bởi dulichghep 28 Tháng 2 2013 10:10

Để ra Côn Đảo, bạn có hai cách: một là đường hàng không, hai là đường biển. Các bạn cùng tham khảo những thông tin ở dưới nhé:

Đường hàng không: Vietnam Airlines hoặc Air Mekong

Máy bay ATR của Vietnam Airlines có sức chứa 65 khách/chuyến hay Bombardier có sức chứa 90 khách/chuyến của Air Mekong, từ TP.HCM / Hà Nội đi Côn Đảo, là 2 đường bay đến Côn Đảo hiện nay.


Đường biển: Tàu Côn Đảo 9 hoặc Tàu Côn Đảo 10

Tàu Côn Đảo 9 và tàu Côn Đảo 10 có sức chứa 200 khách/tàu, là phương tiện đến Côn Đảo bằng đường biển, khởi hành đi Côn Đảo từ cảng Cát Lở (Vũng Tàu) lúc 17H và đến Côn Đảo lúc 5H:00 sáng ngày hôm sau. Do điều kiện xa bờ và điều kiện thời tiết nên lịch tàu thường không ổn định. Tàu Côn Đảo 9 và tàu Côn Đảo 10 chỉ hoạt động trong điều kiện thời tiết tốt.

Nguồn: dulichghep.com
Hình đại diện của người dùng
minhtho
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: 01 Tháng 10 2013 16:57

Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Côn Đảo

gửi bởi minhtho 16 Tháng 10 2013 16:32

CHIA SẺ KINH NGHIỆM DU LỊCH CÔN ĐẢO
1. Phương tiện
Hiện tại, chỉ có hai hãng hàng không có chuyến tới Côn Đảo là Vietnam Airlines và Air Mekong. Thường là các chuyến phải transit qua TP HCM. Thứ 4 và thứ 6 hàng tuần Air Mekong có chuyến bay thằng từ Hà Nội tới Côn Đảo. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào lượng khách mà có thể bạn vẫn phải transit, tuy nhiên, thời gian transit rất nhanh, bạn vẫn phải mang theo hành lý xách tay xuống máy bay, vào khu vực phòng chờ rồi lại lên đúng máy bay đó.
Từ sân bay Cỏ Ống, Côn Đảo về trung tâm thị trấn khoảng 12 km. Bạn có thể đi taxi, lúc nào cũng có xe sẵn ở sân bay. Tuy nhiên, các khách sạn ở đây thường có dịch vụ đưa đón tại sân bay. Bạn cần hỏi kỹ khi đặt phòng. Nếu chưa kịp đặt phòng, bạn có thể book ngay tại các quầy đại diện khách sạn tại sân bay.
Đi lại ở Côn Đảo, nên đi bằng xe máy. Không khí biển mát mẻ, nên đi xe máy rất tiện lợi và thoải mái. Điều thú vị nhất là vào bất cứ đâu, bạn không cần khóa xe, cắm nguyên chìa ở ổ, vào thăm thú, ra xe vẫn y nguyên. Thậm chí, để qua đêm, sáng sau, xe vẫn y nguyên đó.
Trên đảo chỉ có một cây xăng duy nhất, nên cần phải lưu ý để ý mức xăng. Giá thuê xe máy khoảng 100.000 đồng/xe số, 120.000 đồng/xe ga.
2. Khách sạn - Ăn uống
Nếu bạn muốn ở khách sạn có bãi biển liền kề thì nên chọn Côn Đảo resort trên đường Nguyễn Đức Thuận, rất trung tâm, tiện ăn uống. Các khách sạn như Sài Gòn Côn Đảo resort, ATC resort nằm trên đường Tôn Đức Thắng, view biển tuyệt đẹp, sạch sẽ và dịch vụ tốt, tuy nhiên, không có bãi tắm riêng. Muốn tắm biển, bạn phải băng qua đường. Giá trung bình các phòng ở đây ở mức 1-1,5 triệu đồng một phòng. Bởi vậy, phải lựa chọn kỹ khi đặt qua mạng, không phải "resort" nào cũng có bãi biển riêng như mặc định. Nếu muốn tĩnh dưỡng thì Sixsences Côn Đảo resort là lựa chọn tuyệt vời, tuy nhiên, khu nghỉ này ở gần sân bay, cách xa trung tâm, không tiện cho việc ăn uống, vui chơi. Một lựa chọn ngon, bổ, rẻ nữa là các khách sạn nhỏ, motel giá chỉ khoảng 300.000-500.000 đồng.
Hải sản trên đảo rất tươi ngon. Một món ăn không thể bỏ qua là cá mú đỏ, đặc sản của Côn Đảo. Giá khoảng 700.000-800.000 đồng/cân. Thịt cá trắng, dai và rất thơm. Nên tranh thủ ăn tôm hùm và tôm mũ ni, giá không rẻ so với đất liền 1,5 triệu đồng/kg tôm hùm nhưng rất tươi. Mực một nắng cũng không nên bỏ qua.
Điều đặc biệt là giá cả của các nhà hàng ở đây tương đối giống nhau, nên không cần phải chọn lựa nhiều. Được bạn bè đã đi Côn Đảo tư vấn, tôi cũng chọn Tri Kỷ, quả thật là thức ăn tươi, chế biến ngon, phục vụ nhanh và chuyên nghiệp. Bạn có cũng thể ăn ở Phương Hạnh, quán nhỏ trong phố, ngồi dưới cây khế um tùm, mát rượi, thức ăn ngon nhưng có vẻ không chuyên nghiệp bằng Tri Kỷ. Các vựa hải sản cũng rất nhiều đồ ngon, có điều nấu nướng chậm, phục vụ hơi luộm thuộm vì ít người.
Rau muống, mùng tơi trên đảo rất giòn, ngon. Nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể mang theo hoa quả từ đất liền vì giá hoa quả trên đảo hơi đắt, do phải vận chuyển từ TP HCM.
Côn Đảo không có quá nhiều hàng ăn và dịch vụ, nhưng điểm dễ chịu là từ chủ quán tới nhân viên đều rất chân thật, không có kiểu hét giá, làm ăn trí trá như các khu du lịch khác.
3. Các điểm du lịch tâm linh, lịch sử
Mộ liệt sĩ Võ Thị Sáu tại nghĩa trang Hàng Dương là điểm không thể bỏ qua. Bạn có thể đi lễ vào 12h đêm mà không hề lo lắng vì nghĩa trang rất tấp nập. Đồ lễ và hoa quả nên chuẩn bị sẵn từ nhà, bởi nghĩa trang không có hàng phục vụ bán đồ lễ. Đồ lễ không thể thiếu là gương lược. Nếu mang được hoa tươi thì càng tốt, nên dùng hoa trắng. Cô Sáu được dân Côn Đảo coi như vị thánh, che chở, hóa giải những buồn đau. Các đôi uyên ương cưới cũng ra mộ, thắp hương cô Sáu xin phù hộ.
Khách thường để lại đồ lễ tại nghĩa trang, không mang về. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể để một nhánh tỏi trong túi cho yên tâm. Nghĩa trang rất sạch sẽ và thanh bình. Đừng quên thắp hương tại đài tưởng niệm nghĩa trang Hàng Dương và thắp thật nhiều hương cho gần 2.000 mộ liệt sĩ tại đây.
Đền thờ bà Phi Yến hay còn gọi là An Sơn Miếu cũng là nơi nên đến lễ và thăm viếng. Bà là vợ của vua Nguyễn Ánh. Khi nhà vua định mời Pháp vào để chống lại quân Tây Sơn, bà đã có lời can ngăn: "không nên cõng rắn cắn gà nhà", nhà vua tức giận giam bà trên một hòn đảo hoang vắng, nay gọi là Hòn Bà. Khi quân Tây Sơn gần ra tới đảo, nhà vua đem bầu đoàn thê tử chạy trốn. Trong lúc chạy loạn, hoàng tử Cải khóc nhớ mẹ, nhà vua tức giận liền vứt con xuống biển. Xác hoàng tử dạt vào bờ biển, người dân chôn cất và lập đền thờ. Bà Phi Yến sau khi được cứu thoát, được người dân dựng nhà ngay cạnh mộ để chăm nom hoàng tử. Sau đó, trong một lần đi lễ hội làng, vì nhan sắc quá lộng lẫy, bà bị một kẻ xông vào định hãm hiếp, nhưng hắn mới chỉ chạm vào tay, đã bị bà hô hoán, người dân bắt lại. Bà chặt đứt cánh tay ô uế bị kẻ xấu chạm vào. Sau uất ức quá, bà tự tử để vẹn toàn trinh tiết ở tuổi 25.
Chùa Núi Một, ngôi chùa có phong thủy đẹp nhất Việt Nam. Chùa tựa lưng vào núi và nhìn xuống đầm sen rộng mát. Kiến trúc của chùa thoáng đáng, yên bình.
Di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo: Có 19 điểm di tích chia làm hai thời kỳ, các trại giam thời Pháp và trại giam Mỹ - ngụy. Các trại giam thời Pháp: Phú Sơn, Phú Hải năm ngay trong trung tâm nên rất tiện thăm quan. Khu chuồng bò, chuồng cọp quả là những địa ngục trần gian. Khu chuồng bò giờ vẫn còn nguyên hầm phân, nước tiểu nơi địch đầy đọa, bắt người tù ngâm mình ngang ngực.
4. Du lịch khám phá
Trên đảo chính, bạn phải tới thăm bãi Đầm Trầu, cắt trắng, núi ôm gọn bãi biển theo hình vòng cung nên bãi tắm rất phẳng lặng, cát trắng, mịn như bông. Điều đặc biệt là các bãi biển trên đảo luôn có sự kết hợp của núi rừng xanh xa xa, kết hợp với cát trắng và những bãi đá nhấp nhô.
Bạn nên thuê ca nô sang thăm Hòn Bảy Cạnh, đảo lớn thứ nhì sau đảo chính Côn Lôn. Nơi đây có rừng ngập mặn và những bờ biển tuyệt đẹp. Bạn có thể lặn ngắm san hô giữa đảo. Tuy nhiên, ra đây không có đồ ăn, nên nếu muốn ở chơi cả ngày thì bạn phải mang theo đồ ăn.
Đặc sản có thể mua làm quà trên đảo là hạt bàng rang và các loại cá khô, cá tươi, giá rẻ và ngon.
Hình đại diện của người dùng
minhtho
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: 01 Tháng 10 2013 16:57

Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Côn Đảo

gửi bởi minhtho 21 Tháng 10 2013 12:08

Phương tiện đi đến Côn Đảo
Máy bay đi Côn Đảo
Công ty bay dịch vụ hàng không Vasco có 4 chuyến bay/ tuần giữa Tp.HCM – Côn Đảo bằng máy bay ATR72. Chỉ được đem tối đa 10kg hành lý miễn phí.
Thời gian bay khoảng 55 phút.
Sáng: khởi hành lúc 9h20.
Chiều Thứ 6 và Chủ nhật: khởi hành lúc 14h00
Tàu biển đi Côn Đảo
Khởi hành từ Vũng Tàu hoặc Tp.HCM (Nếu bạn đi tàu từ Tp.HCM, tàu sẽ đưa bạn ra Vũng Tàu, từ đây bạn sẽ được chuyển sang tàu khác để đi tiếp đến Côn Đảo . .). Tàu Côn Đảo xuất phát lúc 17h, qua 1 đêm trên tàu, sáng sớm hôm sau khoảng 6h sáng tới Côn Đảo.
Giá vé: 350.000đ/lượt (khởi hành tại Vũng Tàu) và 450.000đ/lượt (khởi hành tại bến Bạch Đằng, Tp.HCM)
Tàu dừng ở Côn Đảo tại cầu tàu du lịch tàu Bến Đầm (gần cầu tàu 914).
Liên hệ
• Vũng Tàu: 1007/36 Đường 30/4, P.11, Tp.Vũng Tàu
• Tp.HCM: Tàu Greenlines
51 Hàm Nghi, Q1, Tp.HCM
ĐT: (08) 9147806 - 8218185
Fax: (08) 9147807
• Côn Đảo: cầu tàu du lịch tàu Bến Đầm
ĐT: (064). 830 619
Hoặc có thể mua vé tại các đại lý bán vé (một số khách sạn cũng có bán vé tại quầy tiếp tân).
Nếu bạn xuất phát tại Vũng Tàu, bạn cũng có thể chọn cho mình tàu khách thông thường để đi.
Tàu có nhiều hạng vé khác nhau:Vé nằm: Tuỳ hạng mà giá cả sẽ khác nhau. khoảng từ 150.000đ-200.000đ/lượtVé tự do: giá rẻ hơn tuy nhiên chổ ngồi thì … không ổn định.Gíá khoảng 80.000đ/lượtNếu bạn kèm theo xe máy thì tốn thêm 30.000đ/chiếc xe
• Liên hệ mua vé:1007/36 Đường 30/4, P.11, Tp.Vũng Tàu
Lời khuyên của nguời đi: Nên mua vé nằm là tốt hơn cả. Và nên chuẩn bị tâm lý và tiền bạc cho lượt về của bạn bằng … máy bay.
Ngoài ra có thể xuống Bến tàu cao tốc ở Cần Thơ để đi (mỗi tuần có 1 chuyến vào 7h00 sáng thứ năm). Từ Bến tàu Cần Thơ ra Côn Đảo chỉ có 36 hải lý. Mua vé tàu cao tốc đi Côn Đảo tại Cần Thơ tại Bến tàu Cần Thơ, tọa lạc tại khu vực Bến Ninh Kiều.
Thời gian thích hợp du lịch Côn Đảo
Bạn nên đi Côn Đảo từ tháng Mười đến tháng Tư. Thời tiết ở Côn Đảo cũng có hai mùa mưa nắng, không khác biệt nhiều so với Sài Gòn. Vậy nên thời gian từ tháng Mười đến tháng Tư đang là mùa khô, thuận tiện cho việc đi lại.
Nhà nghỉ khách sạn giá rẻ tại Côn Đảo
Nhà khách Phi Yến điện thoại: 064.3830168, đây là một địa chỉ lâu năm nên nhà khách cũng xuống cấp nhiều. Giá phòng đơn là 350k/đêm, phòng đôi là 450k/đêm. Nhà khách này nằm ở vị trí thoáng đãng ngay đường Tôn Đức Thắng nhìn thẳng ra biển. Khuôn viên ở đây rộng nên cũng có cả quán ăn, bán cơm, mì, phở, hủ tíu…
Nhà nghỉ Thanh Xuân điện thoại: 064.3830261. Chỉ cách Phi Yến vài căn nhà, cũng nằm trên đường Tôn Đức Thắng nhìn ra biển.
Nhà nghỉ Thanh Ngọc điện thoại: 064.3830219, nằm trên đường Tôn Đức Thắng.
Nhà nghỉ Ba Đoàn Điện thoại: 0983567153
Khách sạn Thiện Tân điện thoại 064.3630123 0919888929. Khách sạn này nằm ngay cạnh Resort Côn Đảo Camping
Nhà Nghỉ Bảo tàng – Phú Hải Resort. Có tất cả 6 phòng lạnh, trung tâm thị trấn, gần Bảo Tàng. Giá : 250.000/ phòng đôi / ngày đêm. Văn phòng Bảo tàng: 0643.830134, Chị Loan Anh: 01234198930
Nhà nghỉ 42 đường Nguyễn Huệ: 064.3630178
Nhà nghỉ THÁI HÀ trên đường Nguyễn Huệ: 064.3831679 hoặc 01219799339
Khách sạn mini TÂN AN đường Lên Duẩn: 064.3830257– 0907844747- 0918579105
Motel AN LỘC đường Trần Phú: 064.3608506 – 0904339068 – 0988448484 (găp chị Kim Anh)
Khách sạn PHƯƠNG THẢO đường Trần Phú: 01237599977 – 064.3830526
Khách sạn mini HẢI AN đường Hồ Thanh Tòng: 064.3508077 – 01644683866
Nhà nghỉ BẢO TÀNG: 064.3830134
Các điểm thăm quan tại Côn Đảo
Nghĩa Trang Hàng Dương, buổi đêm đường vào khá tối, có đèn pin thì dễ đi hơn, sau 21h phải báo cho bảo vệ nghĩa trang , từ cổng có đèn vào đến mộ chị Sáu.
Vườn Quốc Gia Côn Đảo 0643.830669. Muốn có người hướng dẫn bạn liên hệ trước và trả phí theo quy định.
Bạn muốn đi tham quan hệ thống nhà tù liên hệ bảo tàng 0643.830517
Tàu đi câu bạn ra cầu tầu 914 thuê tàu của ngư dân (loại 30CV) đi câu nguyên ngày giá có 1.500.000/ngày (nếu 1/2 ngày chỉ 800k), giá này tham khảo có thể đã tăng. Ưu điểm : Giá rẻ và trên tàu có sẵn đồ câu cũng như quan trọng nhất là chủ tàu rất đàng hoàng, nắm rõ khu vực có nhiều cá. Mọi người dt cho a. Thành (chủ tàu) : 0914720581.
Bạn có thể đi lặn biển (call: 064.3630024) hoặc thuê tàu đi hòn Bảy Cạnh (call: 064.3830669)Các điểm tham quan:
- Phòng trưng bày (nhà chúa đảo)
- Trại 2 (Phú Hải)
- Trại 3 (Phú Sơn)
- Trại 6 khu B (Phú An)
- Trại biệt lập
- Trại 7 (Chuồn cọp Mỹ-khu H)
- Sở chuồng bò
- Cầu tàu 914
- Nghĩa trang Hàng Dương
- Miếu bà Phi Yến
- Cầu Ma Thiên Lãnh
- Nhà tưởng niệm Võ Thị Sáu
Giá vé tham quan hết các điểm này: 30.000đ/người
Ngoài ra bạn cũng có thể tham quan các đảo nhỏ khác và các bãi biển ở đây.
Đi lại tại Côn Đảo
Đi lại giữa các đảo: bạn có thể mua tour trọn goi hoặc thuê tàu chở đi. Thuê tàu tại các resort ở Côn Đảo như: Resort Côn Đảo, Resort Sài Gòn - Côn Đảo (xem địa chỉ ở phần khách sạn).
Xe ôtô: Nếu bạn đi theo nhóm ra Côn đảo có thể thuê xe ôtô để đi lại. Xe ở Côn Đảo chủ yếu là xe 12 và 16 chổ, xe 4 chổ chưa thấy... Liên hệ Resort Sài Gòn - Côn Đảo để thuê.
Xe máy: Thuê tại các Resort, khách sạn hoặc tại Cafe Côn Sơn: gần cầu tàu 914.
Giá thuê: 30.000đ/h; 120.00đ-150.00đ/ngày
Chú ý: Cả Côn Đảo theo người đi nhân thấy chỉ có một cây xăng năm ở ngã tư Tốn Đức Thắng và Nguyễn Đức Thuần.
Xe đạp: rẻ và tiện. Bạn có thể thuê tại các Resort, khách sạn hoặc tại Cafe Côn Sơn (gần cầu tàu 914).
Thuê xe máy tại Côn Đảo
Côn sơn cafe: 0643.630670 – 0908099919 gặp chị Dung
Lưu niệm Thảo Châu hoặc sạp khô Bình Dương: 0919701871 (chị Bình) – 0918261885 (chị Châu)
Thiện (Ban nhạc Côn Đảo): 0937037200
Chị Liên : 0919432559 – 830819.
Hòa xe ôm: 01687668512 (đi xe ôm)
Taxi của Dầu Khí 064. 3 61 61 61
Thuê xe ô tô 16 chỗ Bạn có thể liên hệ anh Chinh 0643508387
Thuê hướng dẫn viên Côn Đảo: Triệu Nhân 0906626168 (nhiệt tình tốt bụng)
Quay về Du lịch Miền Nam
 


  • Bài Viết Liên Quan
    Trả lời
    Xem
    Bài viết sau cùng

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.1 khách.