Những món ăn đặc sắc. Không chỉ là cách chế biến mà còn những câu chuyện, những phong tục...
Hình đại diện của người dùng
minhtien
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: 19 Tháng 3 2018 11:01
Đến từ: Hồ Chí Minh

Đôi nét giới thiệu về Cửu Đỉnh Cố Đô Huế

gửi bởi minhtien 15 Tháng 5 2020 08:35

Cửu Đỉnh của Nhà Nguyễn: là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837. Để biết thêm thông tin chi tiết về địa điểm này các bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!!
1. Nguồn Gốc Cửu Đỉnh
Vào thời vua Minh Mạng các chúa và vua Nhà Nguyễn đã cho đúc nhiều vạc đồng để xác định quyền uy của triều đại. Đỉnh kì thực chính là vạc nhưng mặt khác, đỉnh có ý nghĩa thiêng liêng tôn kính hơn. Theo quan niệm Dịch học, quẻ Đỉnh gồm quẻ Ly ở trên và quẻ Tốn ở dưới, mà tự quẻ Ly đã có đức thông minh, sáng suốt, quẻ Tốn có đức vui, thuận. Vậy nên quẻ Đỉnh có đủ đức sáng suốt, vui thuận, đắc trung, cương nhu ứng viện nhau để làm việc đời, hanh thông, rất tốt.

Do đó theo truyền thuyết, khi Hạ Vũ trị thủy, chia chín châu, đúc cửu đỉnh đặt ở kinh đô nhà Hạ. Thành Thang diệt Hạ Kiệt, lấy cửu đỉnh của nhà Hạ mang về kinh đô nhà Thương. Chu Vũ Vương diệt Trụ Vương, lại dời cửu đỉnh về Lạc Ấp. Với ý nghĩa ấy của cửu đỉnh, tháng 10 âm lịch năm 1835, vua Minh Mạng xuống dụ chỉ cho Nội các, sai đúc cửu đỉnh riêng cho triều đại của mình, triều Nguyễn.
2. Vị trí Cửu Đỉnh
Cửu Đỉnh được bố trí trước Hiển Lâm Các theo một hàng ngang đối diện với Thế Miếu phía nam hoàng thành Huế. Cao đỉnh được đặt ở trên đường thần đạo chạy từ Miếu Môn qua Hiển Lâm Các đến gian giữa của Thế Miếu - nơi đặt án và khám thờ vua Gia Long. Cao đỉnh kê ở chính giữa trong số Cửu Đỉnh và là đỉnh duy nhất được nhích về phía trước 3 mét với hàm ý tôn vinh vị vua sáng lập triều đại.

Lấy Cao đỉnh làm chuẩn, bên trái lần lượt là Nhân đỉnh, Anh đỉnh, Thuần đỉnh, Dụ đỉnh; bên phải lần lượt là Chương đỉnh, Nghị đỉnh, Tuyên đỉnh, Huyền đỉnh. Nhân đỉnh đối diện với án thờ vua Minh Mạng, Chương đỉnh dối diện với án thờ vua Thiệu Trị, Anh đỉnh đối diện với án thờ vua Tự Đức, Nghị đỉnh đối diện với án thờ vua Kiến Phúc, Thuần đỉnh đối diện với án thờ vua Đồng Khánh, Tuyên đỉnh đối diện với án thờ vua Khải Định, Dụ đỉnh đối diện với án thờ vua Hàm Nghi, Huyền đỉnh đối diện với án thờ vua Duy Tân.
3. Ý nghĩa
- Với chức năng là trọng khí đặt ở trước sân tông miếu của Nhà Nguyễn, là báu vật tượng trưng cho đế nghiệp muôn năm vững bền của triều Nguyễn, tên gọi của mỗi đỉnh đang mang hàm ý của Minh Mạng.

- Cửu Đỉnh gắn liền với con số 9, một con số thiêng liêng theo quan niệm phương Đông, tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ. Dễ hiểu tại sao số 9 là tư tưởng chủ đạo vua Minh Mạng trong việc đúc Cửu Đỉnh cho triều đại mình đứng đầu thiên hạ.
4. Giá trị
Cửu Đỉnh có thể coi là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật rất tinh tế của những nghệ nhân tài hoa, là biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước Đại Nam và ước mơ triều đại mãi vững bền, hùng mạnh. Tất cả 162 mảng hình trên Cửu Đỉnh là 162 bức chạm độc lập, hoàn chỉnh, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng của Việt Nam, giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học, là bách khoa thư về cuộc sống con người Việt Nam hồi nửa đầu thế kỷ XIX.

Cửu Đỉnh là di sản văn hóa quý hiếm, có giá trị nhiều mặt của văn hóa Huế nói riêng, chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho các bạn.
Nguồn: diadanh.net
Top247.vn - Trang thông tin chuyên review top các công ty, shop - cửa hàng, trung tâm, dịch vụ, địa điểm ( ăn uống - du lịch), ... uy tín hàng đầu tại Việt Nam, Tphcm, Hà Nội, Đà Nẵng ... Truy cập ngay: https://top247.vn/
Quay về Ẩm thực
 


  • Bài Viết Liên Quan
    Trả lời
    Xem
    Bài viết sau cùng

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.1 khách.